Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
Mục lục
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
Đối với các nhà đầu tư theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật thì thuật ngữ Bollinger Band chắc hẳn không còn xa lạ. Đây được coi là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích chứng khoán, đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư sao cho hiệu quả. Vậy chỉ báo Bollinger Band được hiểu như thế nào? Ý nghĩa và cách sử dụng đường Bollinger band trong việc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về chỉ báo đặc biệt này ngay sau đây.
Bollinger Band là gì?
Bollinger Band là một công cụ phân tích kỹ thuật xác định bởi đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn.
Bollinger Bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger.
Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger bands là một chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư vào lệnh cũng như xác định xu hướng rất hiệu quả. Sau đây là một vài ý nghĩa quan trọng của chỉ báo Bollinger bands mà các nhà đầu tư cần nắm được.
-
Điểm break out (đột phá)
Bất kể sự đột phá nào diễn ra ở hai dải Bollinger cũng là một sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà giao dịch. Cũng giống như Bollinger siết chặt, điểm đột phá break out không được coi là tín hiệu giao dịch.
Đa số nhà đầu tư đều nhầm lẫn rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia thị trường. Tuy nhiên, điểm bứt phá không cho ta dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá sau đó.
Ngoài ra, chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi vùng đó. Bởi vậy, Bollinger Bands phát huy rất tốt tiềm năng của nó trong quá trình đánh giá xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Ở bất cứ khung giờ nào, nó cũng cho ta kết quả khá chính xác.
-
Sự thu hẹp (siết chặt)
Sự thu hẹp là khi hai dải trên và dải dưới di chuyển lại gần nhau và tiến sát đến đường SMA 20. Sự thu hẹp này thể hiện một giai đoạn biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu biến động sẽ tăng trở lại trong thời gian tới và được coi là cơ hội vào lệnh tiềm năng cho các nhà đầu tư kiếm lời.
Sự siết chặt luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải dịch chuyển rộng ra thì độ biến động càng giảm mạnh và phần trăm thoát vị thế lệnh càng lớn. Tuy nhiên, những biến động này không được coi là tín hiệu trade vì nó không dự báo được xu hướng di chuyển của giá là tăng hay giảm.
Công thức tính Bollinger bands
Cách tính Bollinger bands cũng đơn giản như cấu tạo của nó. Cụ thể:
Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20), được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
Hướng dẫn cài đặt Bollinger Bands
Việc cài đặt chỉ báo này vô cùng đơn giản:
Bạn chỉ cần vào phần mềm MT4
Chọn Insert -> Chọn Trend -> Chọn Bollinger Bands
Sau đó, sẽ thấy xuất hiện 1 cửa sổ gồm:
- Phần Parameters: Cài đặt các thông số cơ bản, như ví dụ dưới là các thông số mặc định.
- Period 20: là chu kỳ 20 cây nến liên tiếp.
- Deviations: là độ lệch chuẩn lấy là 2.5.
- Apply to: Áp dụng cho giá đóng cửa của cây nến.
- Style: lần lượt chọn màu sắc và độ dày mỏng của các đường chỉ báo.
- Phần Levels: ở phần levels bạn có thể chọn màu sắc và độ dày/mỏng cho 2 đường biên trên và biên dưới theo ý muốn.
- Phần Visualization: Phần này khá đơn giản, nó cho phép trader chọn các khung thời gian mà chúng ta giao dịch để hiển thị lên trên màn hình của phần mềm MT4.
Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands
Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp
Phương pháp giao dịch Bollinger Squeeze hay còn được gọi là “Dải băng co bóp”. Đây là một trong những phương pháp giao dịch kinh điển của chỉ báo Bollinger Bands.
Khi thị trường dao động lên và xuống trong một vùng biên độ nhỏ, các dải băng co lại với nhau trong một khoảng thời gian dài (giai đoạn tích lũy) và thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ, giá biến động mạnh và nhanh.
Tóm lại, để xác định vào mua hay vào bán sau khi giá tích lũy (dải băng hẹp) sau một thời gian dài:
- Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng trên, thường giá sẽ tiếp tục đi lên – xác nhận xu hướng tăng – nên MUA
- Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng dưới, thường giá sẽ tiếp tục đi xuống – xác nhận xu hướng giảm – nên BÁN
Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng
Một số điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Đây chính là ý tưởng của chiến lược giao dịch Bollinger Bounce, giao dịch với việc bật lại từ dải băng lên hoặc dưới.
Thực chất, nguyên nhân của việc bật lại này là dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động. Vì thế, với phương pháp này, chúng ta sẽ:
- Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
- Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger Bands sử dụng hiệu quả nhất khi thị trường đi ngang (sideway), nhưng rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.
Bollinger Bands kết hợp với chỉ báo RSI
Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả nếu bạn biết cách kết hợp các chỉ báo khác nhau để cho tín hiệu chính xác hơn.
RSI là viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là “chỉ số sức mạnh tương quan”. RSI được phát triển bởi Welles Wilder, là một công cụ kỹ thuật dùng để đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của xu hướng chuyển động giá.
Bước 1: Vẽ các chỉ báo (indicator) cần dùng trên biểu đồ
- Bollinger Band (đường trung tâm sử dụng EMA, số kỳ là 50, độ lệch chuẩn (deviation) là 2.00, sử dụng cho giá đóng cửa).
- Đường EMA 50 là đường trung tâm.
- RSI (độ dài là 9 kỳ, áp dụng cho giá đóng cửa).
Bước 2: Xác định các điểm vào lệnh:
- Bán ra nếu RSI nằm trên vùng 75, đỉnh của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải trên của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh bán ra ở nến tiếp theo.
- Mua vào nếu RSI nằm dưới vùng 25, đáy của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải dưới của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh mua vào ở nến tiếp theo.
Bước 3: Xác định các điểm đóng/thoát lệnh:
- Dừng lỗ: 50 pips phía trên đỉnh nến phát ra tín hiệu.
- Mục tiêu chốt lời đầu tiên: đóng một nửa khối lượng lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau khi có nến chạm vào đường trung tâm Bollinger Band.
- Chốt lời và đóng hết tất cả lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau nến vừa chọn cạnh phía còn lại của Bollinger Band.
- Dùng lệnh dừng lỗ kéo theo (trailing stop) sau khi chạm vào mục tiêu chốt lời đầu tiên.
Lời cuối
Như vậy, toàn bộ những kiến thức cần thiết về chỉ báo Bollinger Band đã được chúng tôi trình bày qua bài viết trên. Hy vọng nhà đầu tư đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích qua bài viết, nắm được ý nghĩa và khái niệm Bollinger Bands là gì, cũng như cách dùng Bollinger Band sao cho hiệu quả nhất. Chúc các nhà đầu tư thành công!
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023
Cần bao nhiêu tiền để đầu tư forex?
03 . 04 . 2023