Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
Mục lục
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
Với những Trader lâu năm thì thuật ngữ Panic Sell đã quá đỗi quen thuộc, tuy nhiên, đối với các nhà giao dịch mới thì hiện tượng Panic Sell còn khá xa lạ và rất dễ bị cháy tài khoản nếu họ không biết phương pháp phòng tránh hiệu quả. Vậy Panic Sell là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Panic Sell và những vấn đề liên quan đến Panic Sell nhé!
Thế nào là Panic Sell?
Panic sell hay panic selling là thuật ngữ mang nghĩa là bán tháo ồ ạt. Nói một cách dễ hiểu hơn là việc nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường bắt đầu thời kỳ suy thoái, lúc này các này đầu tư có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn và sẽ đồng loạt thanh lý tài sản của mình ngay lập tức.
Điều này thường xảy ra khi xuất hiện những sự kiện quan trọng buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại giá trị thực của cổ phiếu dẫn tới việc bán đi. Hoặc trong trường hợp khác khi các nhà giao dịch ngắn hạn sử dụng chiến lược ép giá cổ phiếu xuống để kích hoạt các lệnh cắt lỗ dài hạn.
Nguyên nhân dẫn đến panic sell là gì?
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quyết định bán tháo ồ ạt, hay panic sell đó chính là phản ứng của những nhà đầu tư đối với viễn cảnh mất mát tài chính lớn. Đứng trước nguy cơ thâm hụt này, sự hoảng loạn dễ trở thành động cơ dẫn đến một chuỗi hành động bán tháo.
Những điều dưới đây sẽ cho bạn biết nguyên nhân dẫn đến panic selling là gì.
Lệnh cắt lỗ
Lệnh cắt lỗ có thể là một cách để tận dụng sự sụt giảm giá để mua cổ phiếu với giá thấp. Nhưng trong thời gian thị trường giảm đột ngột, các lệnh cắt lỗ thường dẫn đến việc bán cổ phiếu tự động, khi các nhà đầu tư cố gắng chốt lợi nhuận của họ. Những đợt bán tháo cổ phiếu – với số lượng đủ lớn, có thể đẩy nhanh sự suy giảm của thị trường và góp phần vào sự hoảng loạn.
Các cuộc gọi ký quỹ
Khi thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư nhận được một thứ gọi là cuộc gọi ký quỹ, là thông báo vốn chủ sở hữu trong tài khoản ký quỹ của họ giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu, yêu cầu họ phải trả lại các khoản vay mà họ đã vay để đầu tư. Các cuộc gọi ký quỹ đó yêu cầu họ phải tiếp tục bán nhiều cổ phiếu tiềm năng để trả các khoản vay, điều này đã khiến thị trường giảm sâu hơn nữa.
Biểu hiện kỹ thuật của Panic Sell của thị trường
Trong phân tích kỹ thuật, có 3 dạng sụt giảm: pullback, correction và bear market. Chúng khác nhau ở mức độ sụt giảm so với mức cao trước đó và thời gian kéo dài đợt sụt giảm.
Pullback
Pullback được định nghĩa là mức sụt giảm 5%–10% so với mức cao trước đó và sự sụt giảm này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Pullback thường không làm thay đổi tâm trạng cũng như khẩu vị của nhà đầu tư. Thay vào đó, pullback chính là cơ hội giúp họ mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn. Ví dụ, giá của một cổ phiếu có thể tăng đáng kể sau khi có thông báo tích cực về lợi nhuận của công ty. Và cũng nhanh chóng sau đó, một đợt pullback thường xuất hiện khi các nhà đầu tư thu lợi nhuận trước đó bắt đầu chốt lời bằng cách bán ra, đây cũng là một dạng panic sell. Tuy nhiên, ở trường hợp này, panic sell không những không đáng báo động mà nó còn giúp cho nhà đầu tư mua được cổ phiếu tốt với giá hời và cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá trong tương lai.
Correction
Khi giá giảm 10%–20%, thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh và sự sụt giảm này có thể kéo dài vài tháng. Correction có thể trở nên nghiêm trọng nếu các nhà đầu tư lo sợ thua lỗ thêm và bắt đầu panic sell. Đặc biệt, khi có sự can thiệp của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, thì nỗi sợ hãi càng tăng lên.
Khi thị trường đang trong giai đoạn correction, rất khó để nhà đầu tư có thể đánh giá liệu rằng đây sẽ là một đợt sụt giảm ngắn hạn hay kéo dài với mức độ nghiêm trọng hơn. Correction thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng và thường đi kèm với những điều kiện không thuận lợi của thị trường, chẳng hạn như cổ phiếu đang bị định giá quá cao hoặc sự bùng nổ của một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Và chỉ khi đợt sụt giảm kết thúc thì chúng ta mới biết đó correction.
Correction thường được coi là thời điểm lý tưởng để mua được cổ phiếu tốt với một mức giá tốt.
Bear market
Trong khi pullback và correction thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn thì một thị trường giá xuống có thể kéo dài lâu hơn. Bear market xảy ra sau khi giá giảm từ 20% trở lên so với mức cao trước đó, và kéo dài ít nhất hai tháng. Bear market có thể đi kèm với một nền kinh tế chung đang suy thoái. Trong một thị trường giá xuống, niềm tin của các nhà đầu tư cũng không còn mãnh liệt như lúc đầu, họ trở nên bi quan hơn. Vì sợ thua lỗ thêm nên họ quyết định panic sell. Trong trường hợp này, tính chất của panic sell ở mức độ nghiêm trọng hơn vì số lượng những nhà đầu tư panic sell là rất lớn, giá càng giảm xuống và kéo dài hơn, khó phục hồi.
Pullback, correction hay bear market đều là những biểu hiện bình thường và là một giai đoạn của chu kỳ giá hay chu kỳ đầu tư, rồi thị trường sẽ được phục hồi sau đó, chỉ là lâu hay nhanh.
Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell?
Thời điểm biến động của thị trường, đặc biệt bán tháo, thị trường Forex, Crypto giảm rất đáng sợ. Do đó, chúng ta hãy có những cách phòng tránh phù hợp để hạn chế hiện tượng này xảy ra. Dưới đây là bốn cách tốt hơn để phòng tránh và phản ứng lại khi anh em đang trong cơn hoảng loạn.
Luôn giữ bình tĩnh
Bất kỳ một sự biến động tiêu cực nào đang diễn ra trên thị trường cũng là điều đáng lo ngại đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, panic sell là một động thái bị thúc đẩy bởi cảm xúc hơn là logic, mà đã là cảm xúc thì trước hết nó phải không nên xảy ra.
Quan trọng là các bạn phải giữ được sự bình tĩnh trước những biến động giảm giá này. Một nhà đầu tư sẵn sàng đối mặt, chờ đợi và chịu khó trải qua các giai đoạn của một cuộc suy thoái, ngay cả khi mọi người xung quanh họ đều panic sell thì thường sẽ được hưởng lợi trong tương lai.
Giữ tư duy đầu tư dài hạn
Tư duy dài hạn là việc chúng ta xác định ngay từ đầu tầm nhìn dài hạn, ví dụ cụ thể, đó là mục tiêu 1 năm, 3 năm hay thậm chí 5 năm tiếp theo. Với tư duy này, chúng ta sẽ trở thành một nhà đầu tư giàu có, mà chẳng quan tâm đến bất kỳ của biến động thị trường nào cả. Tư duy dài hạn luôn đòi hỏi anh em phải có một chiến lược đầu tư phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Đôi khi chúng ta trải qua sự sụt giảm mạnh của thị trường vài tuần, nhưng khi anh em mình xem xét ở góc độ rộng toàn lịch sử lâu dài của thị trường, thì mọi thứ luôn luôn có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận và thành công.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Nếu không muốn sau khi vừa bán sạch cổ phiếu của mình thì chứng kiến chính cảnh những cổ phiếu đó tăng vọt ngay trước mắt, và bạn sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để mua lại chúng, thì hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
Một phần trong danh mục đầu tư nên dành cho các cổ phiếu blue chip và chỉ số chính, một phần dành cho các công ty đang tăng trưởng tốt và một phần dành cho những cổ phiếu theo sở thích, có thể là thị trường ngách hoặc những cổ phiếu đang hot gần đây. Tuy nhiên, danh mục của bạn cần đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, về giá trị vốn hóa của cổ phiếu và tất nhiên cũng nên có một vài danh mục đầu tư an toàn hơn như trái phiếu hoặc vàng.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp bạn an tâm hơn vì khả năng khoản đầu tư của bạn về 0 khi thị trường suy thoái là rất thấp. Sự an tâm này sẽ giúp bạn không sợ hãi, và từ đó, panic sell sẽ không được kích hoạt.
Tạo kế hoạch đầu tư phù hợp
Bạn lập được kế hoạch càng chi tiết và cụ thể thì càng tốt. Đây sẽ là công cụ chỉ dẫn cực kỳ thông minh, giúp anh em giao dịch tự tin dễ dàng đạt lợi nhuận và tránh các rủi ro không cần thiết. Không một Trader thành công nào mà không có một kế hoạch chi tiết.
Hãy luôn cố gắng xây dựng một kế hoạch phù hợp càng chi tiết càng tốt, vì vốn dĩ, thị trường tài này đầy rẫy cám dỗ và với một kế hoạch giao dịch cụ thể sẽ giúp Trader tránh hoảng loạn theo thị trường.
Hãy trở nên am hiểu hơn về những cuộc suy thoái
Thị trường suy thoái là nguyên nhân gây ra panic sell. Nếu nhà đầu tư am hiểu về tính chất của những cuộc suy thoái này, đồng thời nắm trong tay nhiều kỹ thuật đầu tư thì họ sẽ biến những đợt suy thoái đó thành cơ hội, thay vì phải panic sell. Và để làm được điều này, thứ duy nhất các bạn cần chính là kiến thức. Kiến thức vững chắc là nền tảng để một trader trở nên bản lĩnh hơn trên thị trường.
Tránh xa các hình thức đầu tư “làm giàu nhanh, sợ mất tiền”
Nắm bắt tâm lý nóng vội, muốn làm giàu nhanh chóng của nhiều người là một trong những nguyên nhân khiến thị trường biến động không ngừng, đặc biệt trong giai đoạn giảm thì tâm lý sợ mất tiền càng lạm thị trường giảm sâu hơn.
Tâm lý này còn được gọi là “ác cảm mất mát” hay “lỗ còn lớn hơn lãi”, tức nhà đầu tư có xu hướng muốn kiếm tiền thật nhanh, nhưng với những khoản lỗ nhỏ thì họ hoàn toàn không chấp nhận được. Bán bằng mọi cách, thà lỗ ít còn hơn đợi thị trường phục hồi.
Điều này làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn và an toàn hơn, nên họ luôn tìm cách bán tài sản bất chấp giá giảm, kết quả dẫn đến hiện tượng Panic Sell.
Tin tức khác

Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023

Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023

Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023

Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023

Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023

Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023

Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023

Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023

Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023

Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023

Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023

Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023

Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023

Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023

Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023

Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023

Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư forex?
03 . 04 . 2023