Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
Mục lục
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
Trong đầu tư, có hai trường phái phân tích lớn là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trong đó phân tích cơ bản forex là một trường phái khá khó nhưng lại giúp mang về nhiều lợi nhuận tiềm năng cho các nhà giao dịch nếu biết cách vận dụng hợp lý. Vậy phân tích cơ bản là gì và nó đòi hỏi những yếu tố gì để các nhà đầu tư có thể áp dụng trong việc phân tích và tìm hiểu để có thể giao dịch tốt nhất ? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản là xem xét giá trị nội tại của một khoản đầu tư bằng cách kiểm tra các tác nhân cơ bản có khả năng tác động hoặc làm thay đổi đến giá trị của khoản đầu tư đó.
Mục đích cuối cùng của phân tích cơ bản chính là đưa đến kết luận rằng tài sản đang bị định giá cao hơn hay thấp hơn so với giá trị nội tại (giá trị thực) của nó. Nếu bị định giá cao hơn, trong tương lai, thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Ngược lại, nếu bị định giá thấp hơn, thị trường sẽ điều chỉnh tăng, sao cho tài sản quay về phản ánh đúng giá trị nội tại của nó.
Phân tích cơ bản trong Forex là nghiên cứu các tác nhân như sự kiện, tin tức, các báo cáo thống kê kinh tế vi mô,… để xác định các cơ hội đầu tư. Việc các nhà đầu tư cần làm là phân tích được mức độ ảnh hưởng, chiều hướng ảnh hưởng của những thông tin này.
Cơ sở lý thuyết của phân tích cơ bản
Trường phái phân tích kỹ thuật dựa vào kết quả biến động của giá ở quá khứ và hiện tại để dự báo về xu hướng giá trong tương lai, thông qua 3 nguyên lý chính, bao gồm: giá cả phản ảnh tất cả mọi thứ, giá cả di chuyển theo xu hướng và lịch sử có xu hướng lặp lại. Ý nghĩa của cả 3 nguyên lý này chính là cho rằng biểu hiện của giá thông qua các chuyển động trên biểu đồ đã cho thấy tác động của tất cả các yếu tố khác đến giá mà chúng ta không cần phải đi phân tích từng yếu tố riêng lẻ. Và đối tượng mà phân tích kỹ thuật quan tâm là giá thị trường của tài sản.
Còn với phân tích cơ bản, nguyên lý của nó hoàn toàn trái ngược, phân tích cơ bản tập trung đi tìm nguyên nhân dẫn đến những chuyển động bất thường của giá vì những nhà phân tích cơ bản cho rằng giá không bao giờ thay đổi mà không có nguyên nhân và có thể dự đoán được tác động của các yếu tố khác nhau đến giá cả.
Thứ hai, trường phái phân tích cơ bản tập trung vào đối tượng là giá trị nội tại của tài sản và mối quan hệ giữa giá trị này với các yếu tố tài chính là có thể đo lường được. Quan điểm của họ là dù tài sản đang bị định giá cao hay thấp thì đến một lúc nào đó, nó lại sẽ quay về với giá trị thực của mình. Dựa vào nguyên lý này, các nhà phân tích đi tìm giá trị nội tại của tài sản, rồi so sánh với giá thị trường để xác định các cơ hội đầu tư.
Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản
Các yếu tố kinh tế
Giá trị đồng tiền của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế của quốc gia đó. Nền kinh tế càng phát triển thì giá trị của đồng nội tệ của quốc gia đó càng tăng cao và ngược lại. Các yếu tố dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia bao gồm:
- Lãi suất
- Lạm phát
- GDP - GNP
- Tỷ lệ thất nghiệp
Các yếu tố chính trị – xã hội
Bên cạnh các yếu tố về kinh tế thì các yếu tố chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn. Các yếu tố chính trị – xã hội của một quốc gia bao gồm: luật pháp, bộ máy nhà nước, quân đội, biểu tình, đình công,… Với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, giá đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống.
Các sự kiện bất ngờ
Các sự kiện xảy ra bất ngờ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái. Các sự kiện bất ngờ đó có thể là thiên tai, lũ lụt, sóng thần…Những sự kiện này khiến tình hình kinh tế đất nước bị đình trệ, dẫn đến giá đồng nội tệ giảm xuống.
Công cụ phân tích cơ bản trong Forex
Để phân tích cơ bản thông thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng các nguồn thông tin có sẵn, bao gồm:
-
Đối với các yếu tố kinh tế
Các chỉ số kinh tế như: lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp… các nhà đầu tư có thể theo dõi thông qua chính sách tiền tệ, bản công bố lãi suất của ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… Nếu muốn theo dõi các tin tức kinh tế, tài chính của Mỹ, nhà đầu tư có thể xem trên các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ như: Bloomberg, CNN, Fox News, CBS…
Trong forex, các đồng tiền được nhà đầu tư quan tâm nhất gồm: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, CHF, NZD. Do đó, nhà đầu tư có thể theo dõi các thông tin của NHTW các quốc giá đó qua: FED, ECB, BoE, BoJ, RBA, BoC, SNB và RBNZ.
-
Đối với các yếu tố chính trị, xã hội:
Về vấn đề chính trị – xã hội, các nhà đầu tư có thể theo dõi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội, báo chí… để nắm bắt thông tin kịp thời.
-
Lịch kinh tế
Đây là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Lịch kinh tế sẽ cung cấp thông tin về chỉ số kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm: thời gian, mức độ tác động đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó…
Hiện nay hầu hết các sàn giao dịch đều có sẵn công cụ tích hợp các thông tin này chính là lịch kinh tế. Các nhà đầu tư chỉ cần cập nhật thông tin trên lịch kinh tế có thể nắm được dữ liệu quan trọng của một quốc gia. Từ đó chắt lọc các thông tin cần thiết để phục vụ công việc phân tích của mình.
Ưu – Nhược điểm của phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là một trong những hình thức phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn áp dụng. Cho nên việc hiểu rõ về phương thức này là điều vô cùng cần thiết. Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định mà bạn không thể bỏ qua, và phân tích cơ bản cũng không ngoại lệ. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về phân tích cơ bản trong thị trường Forex.
Ưu điểm
- Hỗ trợ dự đoán khá chính xác về xu hướng dài hạn.
- Những tin tức quan trọng thường tác động mạnh đến giá.
- Bạn càng nhanh, bạn càng có thể tận dụng cơ hội này.
- Ngoài ra, bạn có thể phản ứng kịp thời để giảm thiểu rủi ro.
Nhược điểm
- Không phù hợp với các chiến lược giao dịch ngắn hạn hoặc nhân rộng.
- Không thích hợp cho thương nhân thiếu kinh nghiệm.
- Nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian để đọc tin tức và nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Lời cuối
Trong phân tích cơ bản Forex, nguồn thông tin về các tác nhân sẽ vô cùng rộng lớn, khiến cho nhiều nhà đầu tư dễ dàng bị phân tâm. Điều quan trọng là bạn nên dành thời gian để lọc những thông tin đó và chọn thông tin hữu ích cho chiến thuật của mình. Khi được sử dụng đúng cách, các chỉ báo này có thể là nguồn tài nguyên vô giá đối với các nhà đầu tư.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023
Cần bao nhiêu tiền để đầu tư forex?
03 . 04 . 2023