Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
Mục lục
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
Kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ quan trọng trong thị trường forex. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một công cụ tiềm năng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là điểm xoay pivot. Vậy cụ thể, Pivot point là gì? Tại sao điểm pivot lại được nhiều trader sử dụng? Phương pháp giao dịch với pivot point như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Pivot points là gì?
Pivot Points được vẽ theo trục giá trên đồ thị sử dụng mức giá mở cửa, cao và thấp nhất khung thời gian liền trước để tính toán điểm Pivot cho khung thời gian hiện tại. Từ điểm Pivot này và sử dụng công thức nhà đầu tư có thể tính ra ba mức hỗ trợ và ba mức kháng cự lần lượt biểu thị phía dưới và phía trên điểm Pivot.
Cấu tạo của điểm xoay Pivot
Cấu tạo của chỉ báo Pivot Point có đến 7 đường như sau:
- Đường Pivot hay còn gọi là đường trung tâm P, trục giữa.
- 3 đường Resistance, nằm trên đường trung tâm P, ký hiệu là R1,R2 , R3.
- 3 đường Support, nằm ngay bên dưới đường trung tâm P, ký hiệu là S1, S2, S3.
Tổng cộng có đến 10 điểm xoay, tuy nhiên trên thực tế, giá thường chỉ chạm đến được S3 và R3, rất hiếm khi chạm tới S4, S5, R4, R5. Vì vậy, chỉ có 6 điểm xoay thường chạm.
Ưu nhược điểm của điểm Pivot trong chứng khoán
Ưu điểm:
- Giúp cung cấp các ngưỡng giá để từ đó xác định được thời điểm mua/bán chứng khoán tiềm năng.
- Sử dụng để xác định các vùng biến động giá.
- Cung cấp các chỉ báo về trạng thái của thị trường (bao gồm tăng, giảm hoặc đi ngang).
- Có thể kết hợp sử dụng cùng các chỉ báo khác như RSI, MACD, Khối lượng giao dịch để tối ưu hiệu quả giao dịch thành công hơn.
- Có thể được sử dụng tại mọi khung thời gian của đồ thị.
- Có thể sử dụng để dự báo các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.
Nhược điểm:
- Nếu như mức giá thấp và mức giá cao của kỳ trước đó quá sát nhau, sẽ rất dễ xuất hiện các tín hiệu chỉ báo giả còn nếu như mức giá thấp và mức giá cao của kỳ trước đó lại quá xa nhau thì khả năng sẽ không có tín hiệu chỉ báo cho khung thời gian sau.
- Việc sử dụng Pivot Point để xác định điểm cắt lỗ thường rất khó nếu như khoảng cách giữa các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xảy ra biến động mạnh.
Cách tính điểm xoay Pivot
PP được cấu tạo gồm 7 đường như chúng tôi đã chia sẻ ở trên và các đường này có công thức tính khác nhau. Cụ thể như sau:
Trục xoay hay điểm xoay PP được tính theo công thức như sau:
Pivot Point = [Giá cao nhất (nến trước) + Giá thấp nhất (nến trước) + Giá đóng cửa (nến trước)] / 3
Các mức hỗ trợ, kháng cự được tính theo công thức như sau:
- Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên
- Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước
- Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước
- Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
- Kháng cự 2 (R2) = PP + (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
- Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
- Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
- Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – giá thấp nhất phiên trước)
- Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)
Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4
Pivot point là chỉ báo được không được cài đặt mặc định trên nền tảng MT4. Do đó để mở được PP, đầu tiên các bạn cần tải Pivot point miễn phí trên các trình duyệt Google, Cốc Cốc,…
Sau khi đã tải PP về máy, các bạn giải nén tập tin và thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Mở MT4, chọn File => Open Data Folder => MQL4 => Indicators.
- Bước 2: Sao chép file Pivot point vừa tải về vào mục Indicator vừa mở.
- Bước 3: Chọn View => Navigator => tìm chỉ báo để kích hoạt
- Bước 4: Xác định vị trí chỉ báo Pivot Point vừa kích hoạt rồi nhấn đúp chuột vào tên chỉ báo. Sau đó chọn OK để tải chỉ báo PP lên đồ thị trên MT4.
Đến đây các bạn đã hoàn thành việc download và cài đặt điểm Pivot trên MT4. Tiếp theo các bạn chỉ cần theo dõi các đường chỉ báo và xác định các tín hiệu đóng mở lệnh phù hợp.
Hướng dẫn giao dịch với điểm xoay Pivot
Về bản chất, điểm xoay Pivot sẽ lấy điểm trục chính PP hay Pivot Point làm công dân gương mẫu, theo đó nếu giá nằm trên điểm xoay PP được xem là 1 thị trường tăng giá. Như vậy công thức cơ bản nhất của điểm xoay Pivot trong giao dịch đó chính là:
- Thực hiện 1 lệnh BUY nếu giá tiến lên vùng S1, S2 hoặc S3
- Thực hiện lệnh SELL nếu giá tiến xuống vùng R1, R2 hoặc R3
Tuy nhiên, mình vẫn luôn cho rằng cách kết hợp này thực sự không hoàn toàn tốt, thay vào đó bạn có thể kết hợp Pivot Point với 1 số phương pháp sau.
Kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều
Cách này không chỉ đơn giản mà có thể xem như là hiệu quả nhất, bởi vì với những dạng cản động như EMA giá gần như sẽ dịch chuyển các đường này. Trong khi đó với điểm xoay Pivot, các mức S hay R được tạo ra sẽ bất biến trên mọi khung thời gian, nên nếu tại chính những khu vực này xuất hiện các mô hình nến đảo chiều lại trùng khớp với các R hoặc S thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh.
Kết hợp Pivot Point cùng MACD
Từ công thức của Pivot Point có thể thấy điểm xoay Pivot được xây dựng dựa trên công thức trung bình giá để tìm kiếm lực cung cầu với 3 điểm chính gồm giá cao, giá thấp và giá đóng cửa. Từ đó, sẽ tạo ra các vùng mà khoảng cách giữa các vùng này chính là dùng để thể hiện sức mạnh của giá. Vì thế, khi kết hợp với 1 số chỉ báo động lượng như MACD chẳng hạn sẽ giúp cho trader xác định được 2 mục tiêu chính:
- Lực mua bán giữa 2 phe
- Điểm đảo chiều xu hướng
Điều này nghĩa là tìm kiếm sự đồng thuận của Pivot Point cùng với phân kỳ hoặc hội tụ của MACD hoặc khi giá bật lên chính các các vùng R hoặc S thì tại MACD chỉ báo hiển thị cho thấy đường MACD line cắt Signal Line.
Lời cuối
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về Pivot Point là gì cũng như cách cài đặt và sử dụng điểm xoay Pivot khi giao dịch. Có thể nói, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trader trong việc xác định các vùng cản quan trọng và tìm kiếm cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên, trader vẫn nên kết hợp thêm các công cụ phân tích khác để tăng thêm xác suất thành công khi thực hiện lệnh.
Tin tức khác

Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023

Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023

Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023

Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023

Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023

Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023

Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023

Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023

Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023

Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023

Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023

Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023

Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023

Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023

Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023

Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023

Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư forex?
03 . 04 . 2023