Chính sách Hawkish và Dovish là gì? Tác động gì đến thị trường Forex?
Mục lục
Chính sách Hawkish và Dovish là gì? Tác động gì đến thị trường Forex?
Đôi khi bạn đọc báo, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy các tiêu đề như: FED duy trì chính sách diều hâu (Hawkish), hoặc bạn thấy một vài quốc gia nào khác đang thi hành chính sách tiền tệ ôn hòa, nới lỏng (Dovish). Vậy cụ thể Hawkish là gì? Dovish là gì? Mục tiêu của những chính sách tiền tệ này là gì? Chúng ảnh hưởng thế nào đến thị trường Forex? Hãy cùng mình đi tìm hiểu câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Vai trò của Ngân hàng trung ương là gì?
Trước khi tìm hiểu tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường ngoại hối, chúng ta cần hiểu được vai trò của các Ngân hàng trung ương (NHTW) đối với nền kinh tế mỗi quốc gia và với thị trường ngoại hối quốc tế.
Nhiệm vụ chính của các NHTW, đặc biệt là đối với các ngân hàng độc lập với Chính phủ, ở các quốc gia phát triển hơn, ví dụ FED (Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ), là đạt được và duy trì sự ổn định tiền tệ của quốc gia. Mục tiêu này thường đòi hỏi NHTW phải kiểm soát lạm phát và giữ cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tương đối ổn định so với đồng tiền của các quốc gia khác, nhất là các đối tác thương mại lớn, hoặc các loại tiền tệ mà NHTW đang nắm giữ phần lớn trong dự trữ chính của mình.
Có 3 công cụ chính mà các NHTW có thể sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ. Bao gồm thiết lập lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở (liên quan đến việc mua và bán trái phiếu chính phủ ngắn hạn) và quy định về yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại.
Trong đó, các NHTW sẽ chú trọng nhiều nhất đến việc thiết lập lãi suất. Tuy nhiên, một quyết định về lãi suất sẽ tùy thuộc vào đánh giá về tình trạng hiện tại của nền kinh tế cùng các dự báo khác đi kèm, chứ không phải NHTW muốn thiết lập lãi suất như thế nào cũng được. Những đánh giá và dự báo này rất quan trọng vì nó có thể định hướng chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt (hawkish) hoặc nới lỏng (dovish). Nhưng cho dù chính sách được quyết định là hawkish hay dovish thì mục tiêu chính của các NHTW vẫn là tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát ở mức ổn định.
Sơ khai của Hawkish và Dovish
Để hiểu rõ về hawkish là gì và dovish là gì thì đầu tiên trader phải hiểu rõ về cơ chế hoạt động của FED, bởi vì đây là từ vựng thuần Anh ngữ theo kiểu Mỹ.
Nhìn chung, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ khác với các nước khác ở điểm: NHTW Hoa kỳ hay được gọi là Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) có quyền được tự quyết vấn đề chính sách tiền tệ mà không phải thông qua Quốc hội (chính phủ Mỹ mà cơ quan có quyền là Bộ tài chính).
Nói thêm, nước Mỹ có rất nhiều bang và mỗi bang đều có 1 chủ tịch FED. Do vậy, trước khi đưa ra quyết định về một chính sách tiền tệ cho cả đất nước, sẽ có các cuộc thảo luận và bỏ phiếu của các quan chức FED (các chủ tịch FED từng bang).
Một năm FED sẽ có định kỳ 8 cuộc họp, mỗi cuộc họp diễn ra trong 2 ngày và sau 2 ngày đó sẽ có báo cáo (FOMC Statement) phát hành rộng rãi khắp đến thị trường.
Trong buổi thảo luận, các quan chức FED sẽ chia về 2 phe khác nhau khi nói về quan điểm tiền tệ:
- Hawkish – phe diều hâu, trường phái ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt
- Dovish – phe bồ câu, trường phái ủng hộ chính sách tiền tệ nới rộng
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan chức FED sẽ không theo bất cứ phe nào cả, mà thể hiện tư tưởng trung hòa. Hiện tại, chủ tịch FED Jerome Powell không thể hiện rõ mình theo phe nào. “Tone” giọng của ông sẽ thay đổi theo tình hình kinh tế và các phản ứng tương ứng của chính sách tiền tệ.
Chính sách Hawkish là gì?
Chính sách Hawkish hay còn gọi là chính sách diều hâu, đây là chính sách được đặt ra nhằm thắt chặt tiền tệ qua đó kìm hãm lạm phát ở mức thấp. Chính sách này được áp dụng khi cung tiền nền kinh tế nhiều; điều này dẫn đến lạm phát, giá cả mọi thứ trở nên đắt đỏ. Chính sách có tên diều hâu bởi vì biểu tượng của diều hâu là bay xuống “bắt mồi”.
Những ngân hàng trung ương các quốc gia áp dụng chính sách này cho quốc gia nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và không quá “nóng”. Diều hâu mang đến biểu tượng “lao xuống” và “tối đen” cho nền kinh tế như màu của nó.
Chính sách Dovish là gì?
Chính sách Dovish hay còn gọi là chính sách bồ câu; đây là chính sách được đặt ra nhằm nới lỏng tiền tệ; qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau giai đoạn trì trệ. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đã “kiệt quệ” vì khan hiếm tiền, tỷ lệ thất nghiệp cao, GDP tăng trưởng kém,…Bên cạnh đó là nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến sự phát triển quốc gia.
Ngân hàng trung ương các quốc gia khi áp dụng chính sách này thường kỳ vọng vào nền kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ sau suy thoái. Biểu tượng bồ câu cho thấy sự bay lên và màu trắng “lạc quan” cho nền kinh tế sắp tới.
Ý nghĩa của Hawish
Thuật ngữ Hawish (diều hâu) được sử dụng để mô tả quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt. Các lãnh đạo NHTW có thể được gọi là Hawish (phe diều hâu) nếu họ ủng hộ về việc thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất hoặc giảm bảng cân đối của NHTW. Lập trường chính sách tiền tệ được gọi là hawish (diều hâu) nếu dự báo tăng lãi suất trong tương lai hoặc có quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng.
Đồng tiền có xu hướng biến động mạnh khi lãnh đạo NHTW chuyển quan điểm từ dovish sang hawkish hoặc ngược lại.
Ví dụ như, nếu một lãnh đạo NHTW gần đây tỏ ra ủng hộ quan điểm dovish, tuyên bố rằng nền kinh tế vẫn cần kích thích và trong một bài phát biểu khác, tuyên bố rằng họ đã thấy áp lực khi lạm phát gia tăng và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bạn có thể thấy đồng tiền quốc gia này tăng giá so với các loại tiền tệ khác.
Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm hawkish (chính sách tiền tệ thắt chặt) bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
- Lãi suất tăng
- Lạm phát ngày càng tăng
- Thắt chặt chính sách tiền tệ
- Giảm bảng cân đối kế toán
Nói chung, những từ được sử dụng mô tả lạm phát ngày càng tăng, lãi suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nghiêng về một quan điểm hawkish hơn.
Ý nghĩa của Dovish
Dovish đề cập đến điều ngược lại. Khi NHTW nói về việc giảm lãi suất hoặc tăng nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế, họ được cho thiên hướng dovish. Nếu lãnh đạo NHTW tỏ ra bi quan về tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm hoặc giảm phát và họ báo hiệu điều này cho thị trường thông qua các dự báo hoặc định hướng chính sách, khi đó được cho là phe dovish.
Một số đặc điểm có thể được sử dụng để mô tả quan điểm dovish (chính sách tiền tệ nới lỏng), bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế chậm
- Giảm lãi suất
- Lạm phát giảm/giảm phát
- Chính sách tiền tệ nới lỏng
- Tăng bảng cân đối kế toán
So sánh giữa Hawkish và Dovish
Lời cuối
Là một nhà giao dịch Forex, việc quan tâm tới chính sách tiền tệ của một đất nước là Hawkish hay Dovish là rất quan trọng. Đặc biệt, cần so sánh với những dự báo về chính sách để kịp đối phó trước những diễn biến bất ngờ từ thị trường. Chúc bạn giao dịch sáng suốt và thành công.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023