cTrader là gì? Có nên dùng cTrader hay không?
Mục lục
cTrader là gì? Có nên dùng cTrader hay không?
Trong số các phần mềm giao dịch forex, hầu hết mọi người đều biết đến MT4. Bởi đây chính là nền tảng giao dịch phổ biến mà các trader sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn những nền tảng khác có độ phủ sóng thấp hơn một chút nhưng chức năng hoàn toàn không thua kém MT4. Phần mềm cTrader là cái tên nổi bật mà mình đang muốn nhắc đến. Bạn đã biết cTrader là gì và có tính năng giao dịch nào độc đáo chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
cTrader là gì?
cTrader là nền tảng giao dịch do hãng Spotware Systems Ltd của Anh phát hành từ năm 2011. Đây là một trong những công ty chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ trên thị trường tài chính.
CTrader được xây dựng trong môi trường ECN cho nên tốc độ khớp lệnh nhanh, tính thanh khoản được coi là lớn nhất thế giới. Đặc biệt cTrader là nền tảng ECN nên sẽ không thực hiện các giao dịch thông qua market maker hay dealing desk mà trực tiếp đối ứng với thị trường thực, đảm bảo sự minh bạch tối đa cho các nhà đầu tư.
Thông thường các nền tảng giao dịch sẽ hoạt động dựa trên số tiền hoa hồng mà các trader chi trả trên mỗi giao dịch. Việc miễn phí giao dịch chỉ áp dụng đối với các nền tảng giao dịch độc quyền do chính sàn giao dịch đó phát hành. Với cTrader các nhà đầu tư chỉ mất một khoản phí hoa hồng rất cạnh tranh, spread tương đối thấp nhờ vào công nghệ ECN.
Một giao diện đặt lệnh của cTrader
Bên cạnh phần mềm MT4 là nền tảng giao dịch phổ biến nhất thế giới dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ được tạo ra bởi hãng Metaquotes, đây là một hãng phần mềm ở đảo Síp, cho người dùng đầu cuối sử dụng miễn phí và tạo ra một hệ sinh thái trên đó như indicator, ea, script…
Các sàn giao dịch kết nối với MT4 của Metaquotes và họ kiếm tiền nhờ các khoản hoa hồng giao dịch trên hệ sinh thái này và lấy một khoản phí trên mỗi giao dịch. Các sàn sử dụng MT4 tự quy định spread và commission và chia lại một khoản lợi nhuận cho Metaquotes, đây là cách sàn MT4 hoạt động.
Với MT4 các sàn giao dịch với chi trả hoa hồng cho bên thứ 3, đó là Metaquotes, tuy nhiên một số sàn cũng có nền tảng riêng cho mình để không phải chia lời cho bên thứ ba, đó là CTrader – một platform sinh ra ở thời gian sau này nhưng khá hữu ích cho giới trader.
Tại sao cTrader lại không phổ biến?
Nhược điểm lớn nhất khiến cho cTrader yếu thế hơn MT4 trên thị trường có lẽ là do khả năng tiếp cận, cũng như sự liên kết với các nhà môi giới.
Trong khi MT4 hiện được cung cấp bởi hơn 750 nhà môi giới trên toàn cầu, thì cTrader không công bố rõ có bao nhiêu broker đang hỗ trợ cho phần mềm của họ.
Tuy nhiên, cTrader vẫn tuyên bố rằng họ có các khách hàng lâu năm và tốt đẹp như FxPro, ICMarkets… Nếu anh em muốn trải nghiệm cTrader, anh em có thể mở tài khoản tại các broker này, sau đó cài đặt cTrader và sử dụng để giao dịch.
Các tính năng của cTrader
Các tính năng đặt lệnh và công cụ trên biểu đồ giá
Là phần mềm giao dịch ra đời sau MT4/MT5 nên cTrader được bổ sung thêm khá nhiều công cụ phân tích biểu đồ và tính năng bổ trợ ra quyết định giao dịch:
- 26 khung thời gian giao dịch và 5 loại biểu đồ giá (nến Nhật, đường, thanh, renko và chấm).
- Tính năng giao dịch nhanh one-click và chỉ báo sentiment thể hiện được tâm lý, hành vi của số đông nhà đầu tư trên thị trường, giúp nhà đầu tư có thể tham khảo để ra quyết định giao dịch.
- Hơn 20 công cụ hỗ trợ phân tích biểu đồ.
- Cung cấp đến 70 chỉ báo kỹ thuật được tích hợp sẵn và hàng trăm các chỉ báo tùy chỉnh do Mạng lưới Nhà phát triển cTrader (cTrader Developer Network – cTDN) cung cấp.
- Có thể điều chỉnh kích thước biểu đồ, cuộn biểu đồ một cách rất linh hoạt.
- Trên các nền tảng MT4/MT5, các trader có thể sử dụng EAs (robot giao dịch tự động), thì với cTrader, nhà đầu tư cũng được sử dụng tính năng này thông qua một công cụ có tên là Automate hay cBot.
- Automate bao gồm khoảng 20 mẫu biểu đồ được thiết kế sẵn theo các chiến lược khác nhau. Có một điểm rất hay ở cTrader, đó là các trader được xem thuật toán tạo nên cBot đó và có thể chỉnh sửa theo chiến lược riêng của mình, nếu muốn.
Tính năng nổi bật khác
Phân tích tài khoản
Công cụ phân tích tài khoản (Analyze) có nhiệm vụ phân tích toàn bộ lịch sử giao dịch của tài khoản của bạn. Từ đó, các nhà giao dịch tạo số liệu thống kê và tính toán hiệu suất giao dịch. Công cụ này hữu ích trong việc hoạch định chiến lược đầu tư trong tương lai của bạn.
Lịch kinh tế
MetaQuote chỉ tích hợp lịch kinh tế của nền tảng MT5 và cũng có sẵn trong cTrader. Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch mới cảm thấy khó sử dụng các công cụ lịch kinh tế của cTrader. Nhìn chung, cách thức hiển thị vẫn khác khá nhiều so với các phiên hiện có trên thị trường.
Sao chép giao dịch
Khi nói về những tính năng quen thuộc mà mọi người nên biết trong cTrader, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến giao dịch sao chép. Tính năng giao dịch sao chép ngoại hối là hoàn hảo cho các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm. Trong cTrader, bạn có thể trở thành nhà cung cấp chiến lược (Master) hoặc sao chép các giao dịch của chính (người theo dõi).
Độ sâu thị trường
Dựa trên Độ sâu thị trường cấp II do cTrader cung cấp, bạn có thể xem tất cả giá thực hiện. Tất cả các lệnh đang chờ xử lý là từ các nhà cung cấp thanh khoản trực tiếp. Sổ lệnh cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về số lượng lệnh mua và bán đang mở.
Ưu điểm và nhược điểm của cTrader
Ưu điểm
Spread và commission
Chính sách chi phí Spread và hoa hồng mà cTrader mang đến cho khách hàng của mình khá rẻ và điều này thích hợp cho những trader lướt sóng (scalping).
Giao diện và công cụ
Giao diện và công cụ mang đến nhiều sự tiện lợi, sắp xếp theo bố cục gọn gàng dễ sử dụng. Người dùng có thể di chuyển giao diện theo chiều dọc thay vì chỉ đi ngang như phần mềm Metatrader.
Bên cạnh đó, có nhiều công cụ vẽ và hơn 60 chỉ số được cài đặt sẵn.
Tốc độ khớp lệnh
Nền tảng cTrader cung cấp mức độ khớp lệnh nhanh chóng không kém so với Metatrader. Các broker forex sẽ có máy chủ cTrader sẽ đặt tại trung tâm dữ liệu LD5 IBX Equinix tại London.
Đây là hệ sinh thái tài chính với hơn 60 nền tảng trao đổi và giao dịch. Có hơn 400 công ty thuộc bên mua và bên bán. Trên 150 nhà cung cấp dịch vụ tài chính và có trên 675 tùy chọn băng thông mạng. Vì vậy mà những trader tham gia thị trường tài chính có thể tương tác trong môi trường có độ trễ thấp. Vừa đảm bảo việc truyền dữ liệu cực nhanh mà còn dẫn đến tốc độ khớp lệnh nhanh nhất cho người dùng cuối.
Tính minh bạch
Thống kê và phân tích gần đây chứng minh rằng cTrader là nền tảng giao dịch an toàn bậc nhất trên thế giới và những thương nhân khi giao dịch với nền tảng cTrader có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn. Bởi vì cTrader luôn thúc đẩy tính minh bạch trong mọi giao dịch.
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản là một trong những tính năng quan trọng và cTrader kết hợp với 50 nhà cung cấp thanh khoản khác nhau. Điều đó đã chứng minh cTrader luôn có khả năng tạo ra tính thanh khoản cho người dùng và giữ thanh khoản ở mức thấp.
Dễ dàng xem lại lịch sử giao dịch
Các đường TP SL trong forex thể hiện số pip và số tiền tương ứng trên biểu đồ. Điều này giúp cho các trader dễ dàng xem lại lịch sử giao dịch từng lệnh. Điều này thể hiện này trên biểu đồ mà không cần dùng đến EA.
Ngoài ra còn có thể đặt lệnh giống nhau hoặc đánh lệnh ngược lại cùng khối lượng chỉ với 1 cú nhấp chuột. Bạn cũng có thể up tài khoản lên myfxbook bằng những thao tác đơn giản và dễ làm.
Nhược điểm
- Hệ sinh thái chưa phong phú như ở phần mềm MT4.
- Một số thao tác và giao diện khó thực hiện, nếu không trải nghiệm trong thời gian dài thì rất khó để làm một cách nhuần nhuyễn.
- Khối lượng giao dịch của nền tảng này được tính bằng đơn vị đồng tiền đứng trước trong một cặp tiền (ví dụ buy 1 lot GBPUSD thì mình phải nhập 100000 và đơn vị là bảng Anh, nghĩa là £100000). Lưu ý là cần cẩn thận khi giao dịch các cặp tiền. Ví dụ phân biệt 1 lot GBPUSD sẽ khác 1 lot AUDUSD hay 1 lot USDJPY.
- Không được backtest các chiến lược, EAs giống như MT4.
Lời cuối
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn tổng thể về phần mềm giao dịch cTrader này. Các bạn thấy cTrader tốt hơn hay MT4 tốt hơn, và sẽ chọn sử dụng phần mềm giao dịch nào? Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận nhé.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023