Divergence là gì? Phân biệt các dạng phân kỳ trong giao dịch
Mục lục
Divergence là gì? Phân biệt các dạng phân kỳ trong giao dịch
Tìm hiểu về khái niệm Divergence là gì chính là chìa khóa hữu ích giúp các Trader thành công trong việc dự đoán biến đổi giá trên thị trường Forex. Trong trading, hiện tượng Divergence phân kỳ là hiện tượng kỹ thuật thường xảy ra trên thị trường giá tiền tệ và tuy nhiên để nắm được bản chất cũng như sử dụng chỉ số này hợp lý và chính xác nhất thì cũng không phải dễ. Sau đây, mình sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về Phân kỳ và các lưu ý khi sử dụng phân kỳ trong Trading.
Divergence phân kỳ là gì?
Divergence – phân kỳ là 1 dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự suy yếu tiềm ẩn của thị trường thông qua các chỉ báo kỹ thuật hay nói cách khác thì Divergence cho thấy dấu hiệu của khả năng đảo chiều một cách sớm nhất có thể.
Vì thế cho nên chúng ta cần hiểu rằng Phân Kỳ như 1 con sóng ngầm bên dưới sẽ đi ngược lại với với con sóng giá đang nổi trên mặt nước. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 xu hướng tăng giá thì giá đang tạo thành các con sóng tăng dần lên và khi xuất hiện phân kỳ tức là có 1 con sóng ngầm của xung lực tiềm ẩn đang đi ngược lại, điều này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống, hoặc ít nhất nó cũng cho thấy sức tăng của thị trường đang suy yếu đáng kể. Trong 1 xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Divergence là tín hiệu xuất hiện khá phổ biến trên thị trường và rất có ý nghĩa đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật.
Các loại phân kỳ thường gặp
Dựa vào từng đặc điểm, hình thái mà người ta chia phân kỳ ra làm 3 loại chính là: Regular Divergence (phân kỳ thường), Hidden Divergence (phân kỳ ẩn), Exaggerated Divergence (phân kỳ phóng đại). Mỗi loại sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau. Tất cả sẽ được làm rõ trong phần nội dung dưới đây.
1. Phân kỳ thường
Phân kỳ thường được sử dụng để xác định xu hướng đảo chiều, được chia thành 2 loại như sau:
- Phân kỳ dương
Phân kỳ dương (Phân kỳ tăng giá – Bullish Divergence) xuất hiện trong một xu hướng giảm. Khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo lại tạo đáy cao hơn. Dấu hiệu này cho thấy động lượng giảm giá đã suy yếu và khả năng sắp xảy ra đảo chiều xu hướng.
Nhà đầu tư có thể căn cứ vào tín hiệu phân kỳ dương để kỳ vọng vào một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Tuy nhiên, để chắc chắn nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều tín hiệu khác như sự đồng thuận của khối lượng giao dịch và sự xác nhận của nến tăng.
- Phân kỳ âm
Phân kỳ âm (Phân kỳ giảm giá – Bearish Divergence) xuất hiện trong xu hướng tăng. Tại đó, giá liên tục tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này có thấy động lượng tăng đã suy yếu và sắp diễn ra đảo chiều giảm.
Nhà đầu tư có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ âm để giao dịch theo chiến lược đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Tuy nhiên, chúng ta nên chờ thêm một số tín hiệu khác để vào lệnh như: khối lượng giao dịch tăng hoặc có sự xác nhận của nến đỏ liên tiếp hay các mô hình nến đảo chiều,...
2. Phân kỳ phóng đại
Trong phân kỳ phóng đại, giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau báo hiệu xu hướng đi ngang kết thúc và chuẩn bị xuất hiện xu hướng mới. Phân kỳ phóng đại cũng được chia thành 2 loại như sau:
- Phân kỳ phóng đại chiều tăng
Phân kỳ phóng đại chiều tăng (Exaggerated Bullish Divergence) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng ngang (sideway) sắp kết thúc để di chuyển sang xu hướng tăng. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Buy.
- Phân kỳ phóng đại chiều giảm
Phân kỳ phóng đại chiều giảm (Exaggerated Bearish Divergence) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là dấu hiệu dự báo xu hướng đi ngang sắp kết thúc và chuyển sang xu hướng giảm. Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Sell.
3. Phân kỳ ẩn
Phân kỳ ẩn được sử dụng để giao dịch tiếp diễn theo xu hướng của giá. Phân kỳ ẩn cũng được chia thành 2 dạng là:
- Phân kỳ ẩn tăng giá
Phân kỳ ẩn tăng giá thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh mẽ, giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau thấp hơn. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng.
Nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy để giao dịch thuận xu hướng. Để tăng xác suất thành công khi giao dịch, nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các tín hiệu như nến xanh tăng, mô hình giá tiếp diễn, sự đồng thuận của khối lượng giao dịch…
- Phân kỳ ẩn giảm giá
Xuất hiện trong một xu hướng giảm mạnh, Khi giá liên tục tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng giảm có khả năng vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell để giao dịch thuận xu hướng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro nhà đầu tư nên chờ các tín hiệu xác nhận xu hướng từ: xuất hiện các cây nến đỏ, các mô hình giá tiếp diễn xu hướng giảm, ….
Cách sử dụng các chỉ báo dao động để phát hiện phân kỳ
RSI với phân kỳ
RSI thuộc nhóm chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt (Leading Indicator) và thường được dùng để nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá bán.
Stochastic với phân kỳ
Stochastic là một trong số các chỉ báo dao động được dùng để xác định lực mua bán của thị trường. Stochastic oscillator được cấu tạo bởi 2 đường %K và %D, và cũng biến động trong hai biên từ 0 tới 100 giống như RSI.
MACD với phân kỳ
Chỉ báo MACD có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua 2 yếu tố chính là hội tụ, phân kỳ. Chỉ báo này xác định mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm.
Có nên sử dụng phân kỳ trong trading không?
Phân kỳ là một trong những tín hiệu quan trọng trong giao dịch. Khi sử dụng phân kỳ phải biết kết hợp với những mô hình khác chẳng hạn mô hình giá, mô hình nến Nhật hoặc các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Hơn nữa, các trader cần kết hợp phân tích vào nhiều thời điểm. Các trader không nên lạm dụng phân kỳ để tránh những thua lỗ không đáng có.
Tin tức khác

Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023

Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023

Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023

Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023

Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023

Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023

Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023

Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023

Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023

Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023

Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023

Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023

Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023

MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023

Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023

Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023

Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023

Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023

Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023