Khái niệm về Hedging? Chiến lược phòng ngừa rủi ro trong Forex
Mục lục
Khái niệm về Hedging? Chiến lược phòng ngừa rủi ro trong Forex
Khi bước chân vào thị trường tài chính, có thể bạn đã từng nghe thấy các nhà đầu tư hoặc chuyên gia tài chính nói về Hedging. Trên thực tế, đây là một hình thức phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường biến động ngược lại với những gì nhà đầu tư kỳ vọng. Nếu muốn sử dụng chiến lược này, bạn phải hiểu rõ Hedging là gì và cách thức hoạt động của nó. Sau đây là những gì bạn cần biết về Hedging.
Khái niệm Hedging
Hedging là một thuật ngữ khá quen thuộc với các nhà đầu tư lâu năm, dày dặn kinh nghiệm tuy nhiên cũng khá mới mẻ với các nhà đầu tư f0 mới tham gia vào thị trường.
Trong tiếng Anh, Hedging có thể được hiểu là rào cản, nó có vai trò bảo vệ các danh mục đầu tư nếu như có rủi ro xảy xa. Chúng ta cũng có thể hiểu phương pháp đầu tư này như một loại bảo hiểm, nó giúp các nhà đầu tư đưa mức những rủi ro về mức thấp nhất khi thị trường có biến động xấu.
Hedging là việc mà nhà đầu tư mở ra 1 vị thế nghịch đảo với vị thế đang nắm giữ. Cụ thể các nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch với 2 lệnh đối nghịch nhau trên cùng một cặp tiền tệ với cùng một khối lượng nhất định. Nếu như thị trường có biến động ngược lại với những gì mà nhà đầu tư đang kỳ vọng, và vị thế này gặp phải rủi ro, khi đó Hedging sẽ tạo ra lợi nhuận và đồng thời nó sẽ sử dụng khoản lợi nhuận đó để đắp vào phần lỗ của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, phương pháp này có điểm khác biệt với việc chúng ta mua bảo hiểm, đó là các nhà đầu tư sẽ tự đưa ra quyết định việc có thực hiện hay không, và mức độ phòng tránh rủi ro cũng tùy thuộc vào từng chiến lược Hedging mà mỗi nhà đầu tư đưa ra.
Ý nghĩa của Hedging là gì?
Việc ra đời hedging này có thể nói đã mang lại có các nhà đầu tư những ưu điểm nhất định, nó được coi như một hàng rào hay lá chắn để bảo vệ cũng như phòng ngừa rủi ro trong việc ra quyết định đầu tư của nhiều người. Cụ thể một vài những ý nghĩa quan trọng của hedging trong thị trường chứng khoán đó là:
- Có tác dụng để làm ổn định dòng tiền
- Còn dùng để giảm chi phí trong giao dịch
- Để giảm rủi ro tiềm ẩn
- Ngoài ra còn để xác định giá bán hoặc giá mua hàng hóa hay việc bảo đảm
Trên thực tế thì khi giao dịch ở thị trường trong tương lai, các nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân với kỹ thuật Hedge này.
Giao dịch phòng vệ rủi ro này thường sẽ ngược lại với giao dịch đầu cơ - là những người phòng ngừa rủi ro không cố gắng "giành chiến thắng" và kiếm tiền dựa trên những biến động của giá thực tế.
Nguyên tắc phòng ngừa rủi ro trong giao dịch forex là gì?
Như đã nói, các chiến lược phòng ngừa rủi ro hoạt động như một điểm dừng lỗ, đều giúp hạn chế tổn thất cho giao dịch. Tuy nhiên, một chiến lược hedging nếu được thực hiện đúng cách thì vị thế dùng để hedging sẽ mang về lợi nhuận cho trader.
Hầu hết các trader mới, thậm chí những người đã giao dịch được một thời gian trên thị trường nhưng chưa bao giờ sử dụng các chiến lược hedging cũng hiểu sai về nguyên tắc phòng ngừa rủi ro trong giao dịch forex. Họ thường đặt một giao dịch cùng khối lượng và theo hướng ngược lại với giao dịch chính ngay cùng thời điểm. Ví dụ, ngay sau khi vừa khớp một lệnh Buy trên cặp GBP/USD với khối lượng 1 lot thì họ sẽ đặt ngay một lệnh Sell 1 lot cũng trên cặp GBP/USD.
Tuy nhiên, đây không phải là cách mà một chiến lược phòng ngừa rủi ro hoạt động.
Một giao dịch phòng ngừa rủi ro thành công yêu cầu trader phải nắm giữ các giao dịch mua và bán đồng thời trên cùng một cặp tỷ giá. Hedging thường được sử dụng để tạm dừng lãi hoặc lỗ của vị thế chính trong khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng. Giả sử thị trường đang đi lên và bạn đang bán khống, thì để phòng ngừa rủi ro, bạn có thể đặt một lệnh mua để tạm thời giữ vị thế bán khống đó cho đến khi thị trường quay lại có lợi cho bạn. Nhưng đó cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ của hedging để các bạn có thể dễ hình dung hơn về nghiệp vụ này.
Sau khi giá breakout hỗ trợ, trader mở lệnh Sell. Sau một thời gian giá giảm xuống như kỳ vọng thì thị trường bắt đầu điều chỉnh tăng. Để phòng ngừa rủi ro cho vị thế bán, trader sẽ mở một vị thế mua dựa trên đợt pullback tăng này. Vị thế hedging sẽ được đóng lại một khi đợt pullback kết thúc và thị trường tiếp tục xu hướng giảm.
Có nên sử dụng hedging trong forex không?
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm Hedging là gì, nhiều nhà đầu tư sẽ băn khoăn rằng “Có nên sử dụng Hedging trong giao dịch forex không?”
Câu trả lời là nên sử dụng heading bởi đây là một công cụ giúp giảm thiểu rủi ro rất hiệu quả. Tuy nhiên nó chỉ thật sự phát huy hiệu quả tiềm năng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm. Còn với các trader mới, nên ghi nhớ rằng cần sử dụng hedging đúng với mục tiêu và bản chất của nó.
- Trên thực tế vẫn có một bộ phận các trader lạm dụng hedging để thực hiện mua bán “loạn xạ”. Cụ thể, sau khi thực hiện một lệnh mua, thị trường vừa giảm xuống đã ngay lập tức vào lệnh bán đối ứng. Khi lệnh bán thu được một chút lợi nhuận thì bắt đầu đóng vị thế giao dịch.
- Hơn nữa, tất cả phương pháp vào lệnh theo hedging đều mất phí. Nếu đặt quá nhiều lệnh đương nhiên các bạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch . Ngược lại, nếu biết hedging hợp lý, lợi nhuận thu được có thể bù đắp những khoản phí trên. Do đó, tốt nhất các bạn chỉ nên sử dụng hedging khi bạn đủ kiến thức và có một chiến lược giao dịch tốt.
- Tuy nhiên khi vừa đóng lệnh xong thì thị trường lại tiếp tục đi xuống khiến lệnh mua lúc đầu mất nhiều hơn, lúc này họ lại tiếp tục đặt một lệnh bán khác. Thực hiện vào lệnh liên tục như vậy bản chất không phải là hedging mà là đang trading forex “vô ý thức”.
Cuối cùng việc sử dụng hay không sử dụng Hedging còn phụ thuộc vào mục tiêu và điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, dù sử dụng hay không sử dụng thì nhà đầu tư cũng cần phải thật thận trọng đối với lệnh của mình. Đồng thời luôn phải nhớ chốt lời và cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro hết mức có thể.
Chiến lược hedging trong Forex
Hedging có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro. Nhưng không phải ai cũng sử dụng chiến lược này một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng trong tình trạng này thì hãy tham khảo 3 chiến lược hedging trong forex được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
Chiến lược Hedging trực tiếp
Đây là chiến lược đơn giản nhất và phù hợp cả với những nhà đầu tư mới. Với chiến lược này nhà đầu tư sẽ cùng thực hiện lệnh mua và bán cùng một lúc trên một cặp tiền tệ với khối lượng và mức giá giống nhau.
Chiến lược Hedging nhiều loại tiền tệ
Hiểu đơn giản là, bạn sử dụng heading cho cặp tiền tệ này để bảo vệ cho một cặp tiền tệ khác. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng cho hai cặp tiền tệ có mối tương quan với nhau.
- Nếu hai cặp tiền tương quan theo chiều thuận thì mở hai vị thế trái ngược.
- Ngược lại, hai cặp tiền tương quan theo chiều ngược thì mở hai vị thế giống nhau.
Cài đặt công cụ ma trận hệ số tương quan (Correlation Matrix) sẽ giúp bạn xác định được các mối quan hệ tương quan. Mức tương quan +0.8 và -0.8 là mạnh mẽ nhất.
Chiến lược Hedging với hợp đồng quyền chọn
Với chiến lược này, hợp đồng quyền chọn phải đảm bảo phù hợp với hai vị thế:
- Khi mở lệnh Buy: thực hiện Hedging bằng vị thế “bán quyền chọn mua” hoặc “mua quyền chọn bán”.
- Khi mở lệnh Sell: thực hiện Hedging bằng vị thế “bán quyền chọn bán” hoặc “mua quyền chọn mua”.
Lời cuối
Chiến lược phòng ngừa rủi ro Hedging là một cách mà trader có thể sử dụng để bảo vệ tài khoản và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, để sử dụng chiến lược này đòi hỏi trader phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng ứng biến trên thị trường. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ Hedging là gì và nắm được một số chiến lược Hedging trong forex. Chúc các bạn thành công!
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023