Khái niệm về Oscillator
Mục lục
Khái niệm về Oscillator
Oscillator là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là trader Forex. Oscillator là một nhóm chỉ báo dao động thể hiện cho thị trường đang chuyển động và không theo một xu hướng nào cả. Vậy chỉ báo Oscillator có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà giao dịch? Cùng mình tìm hiểu mọi kiến thức liên quan đến Oscillator trong bài viết này nhé!
Oscillator là gì?
Oscillator là một loại chỉ báo dao động giữa các mức giá cụ thể với nhau mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo thời gian. Có thể xem Oscillator không phải là một chỉ báo cụ thể, nó là tên gọi chung của một nhóm các chỉ báo được sử dụng đặc biệt khi biểu đồ không có xu hướng. Chỉ báo này giúp xác định các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức. Đường trung bình (MA) và xu hướng là cực kỳ quan trọng khi nghiên cứu hướng của một cổ phiếu.
Một nhà phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng Oscillator khi các biểu đồ không hiển thị xu hướng. Do đó Oscillator có lợi nhất khi cổ phiếu của một công ty đi ngang hoặc không thể thiết lập một xu hướng nhất định.
Khi cổ phiếu ở trong tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức, giá trị thực của Oscillator được thể hiện. Với các Oscillator, các nhà phân tích biểu đồ (chartist) có thể thấy được khi nào cổ phiếu chuyển sang tình trạng mua quá mức. Điều này đơn giản có nghĩa là khối lượng mua đã giảm dần trong một số ngày giao dịch, các nhà giao dịch sau đó sẽ bắt đầu bán cổ phiếu của họ.
Ngược lại, khi một cổ phiếu đã được bán bởi một số lượng lớn hơn các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian dài, từ một đến sáu tháng hoặc lâu hơn, cổ phiếu sẽ rơi vào tình trạng bán quá mức.
Đặc điểm của Oscillator
Oscillator được sử dụng khi các biểu đồ thị trường không thể hiện rõ được xu hướng sắp tới. Một khi thị trường đã trở thành một “màn sương” không rõ hướng đi phía trước thì chỉ báo dao động sẽ đóng vai trò như một ngọn đèn soi sáng bước đi đó. Thông thường, các nhà giao dịch sử dụng chủ yếu nhằm mục đích hạn chế rủi ro thua lỗ, nhanh chóng thu hồi lại vốn đã bỏ ra khi đã xác định được có sự vượt mức của giá trị đồng tiền.
Oscillator được sử dụng kèm theo với những phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhằm bổ trợ lẫn nhau để xác định cụ thể xu hướng đồng thời đưa ra các chỉ dẫn tiếp theo cho nhà giao dịch.
Các nhà giao dịch sử dụng công cụ Oscillator chủ yếu xem xét dựa trên 2 khía cạnh đó là giá trị của bên mua và giá trị của bên bán, sau đó tìm kiếm những tỷ lệ tương quan giữa 2 khía cạnh này. Có nghĩa là, nếu tỷ lệ bên mua cao hơn có nghĩa là Oscillator đang đưa ra chỉ báo cho chúng ta rằng bên mua đang chiếm nhiều ưu thế, thậm chí là lực mua đang quá mạnh và vượt mức. Ngược lại nếu tỷ lệ bên bán cao hơn thì đồng nghĩa với việc bên bán đang vượt mức rất mạnh.
Lợi ích khi sử dụng Oscillator là gì?
Cũng giống như các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, Oscillator cũng sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt và ứng dụng trong các trường hợp riêng.
Nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá bán
Điểm đặc trưng tiếp theo của Oscillator là nó giúp bạn nhận biết được thị trường đang trong trạng thái quá mua hay quá bán. Cụ thể, nhà giao dịch cần lựa chọn 2 tài sản muốn giao dịch và sử dụng đến chỉ báo dao động. Sau khi đã quyết định xong 2 loại tài sản, trader cần thiết lập chỉ báo dao động để nhận biết xu hướng của 2 giá trị này. Lúc này, Oscillator dao động về hướng tài sản nào nhiều hơn thì tức là tài sản đó đang trong trạng thái quá mua. Nhưng nếu nó dịch chuyển về hướng tài sản có giá trị thấp hơn có nghĩa là tài sản này đang bị quá bán.
Oscillator hữu ích trong trường hợp thị trường không có xu hướng
Để nghiên cứu giai đoạn thị trường không đi theo xu hướng nào cả, Oscillator sẽ là sự lựa chọn phù hợp để giúp bạn làm điều này. Thông qua Oscillator, bạn có thể nhận biết được lúc nào sẽ xảy ra sự quá mua hoặc quá bán. Việc này sẽ góp phần giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư nhanh chóng và chính xác hơn. Bên cạnh đó là hạn chế rủi ro khi bạn bán cổ phiếu để giữ vốn của mình và tránh bị thua lỗ.
Thích hợp để phân tích thị trường nằm ngang
Một ưu điểm khác của chỉ báo dao động đó là nó hoàn toàn thích hợp với thị trường nằm ngang. Với thị trường này, có nghĩa là giá đang không giảm cũng không tăng rõ ràng. Thông thường, giá sẽ được củng cố trong giai đoạn này. Khi dùng đến chỉ báo dao động, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn và quyết đoán chính xác hơn trong giao dịch, ví dụ như quyết định mở/ đóng một vị thế.
Những chỉ báo Oscillators tốt nhất
RSI
Không chỉ riêng trong bộ chỉ báo Oscillators mà RSI cũng là một trong những chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống tất cả các indicators.
RSI dao động trong phạm vi từ 0 đến 100 và J. Welles Wilder đã lựa chọn giá trị 70 làm ngưỡng overbought và 30 làm ngưỡng oversold.
RSI cung cấp 2 loại tín hiệu chủ yếu, đó là quá mua/quá bán và phân kỳ/hội tụ. Cả 2 loại tín hiệu này đều hoạt động có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều chiến lược giao dịch khác nhau.
Tuy nhiên, cũng giống như mọi indicators khác, các trader sẽ không sử dụng RSI độc lập để phân tích và đưa ra quyết định cuối cùng mà họ sẽ kết hợp với các công cụ phân tích khác.
RSI được sử dụng trong cả chiến lược giao dịch đảo chiều và chiến lược giao dịch thuận xu hướng lẫn trong vùng giá đi ngang. Các công cụ được sử dụng kết hợp để xác nhận lại tín hiệu của RSI thường là:
- Các mô hình nến đảo chiều
- Đường xu hướng trendline
- Chỉ báo MACD
- Chỉ báo Bollinger Bands
Ngoài ra, có một chiến lược giao dịch rất đặc biệt với RSI, được chính tác giả của chỉ báo này giới thiệu, đó là chiến lược RSI Failure Swings. Cũng sử dụng tín hiệu quá mua, quá bán nhưng chiến lược này phân tích sâu hơn hành vi của RSI sau khi chỉ báo này đi vào vùng quá mua hoặc quá bán.
Chỉ số Momentum
Các chỉ báo Momentum là các thiết bị đồ họa cho thấy giá của một tài sản đang tăng/giảm nhanh như thế nào. Ngoài ra, nó còn cho thấy chuyển động giá có khả năng tiếp tục theo quỹ đạo hay không. Nguyên tắc đằng sau chỉ báo động lượng là khi một tài sản được giao dịch, giá tăng đến mức tối đa bởi có sự gia nhập của các nhà đầu tư mới vào một giao dịch cụ thể. Khi có ít tiềm năng đầu tư mới, xu hướng sau đỉnh sẽ làm bình ổn hoặc đảo ngược hướng.
Hướng của động lượng được xác định bằng cách sử dụng giá đóng cửa trong công thức sau:
Momentum = Giá hiện tại – Giá trước đó
Kết quả dương là tín hiệu của động lượng dương, trong khi kết quả âm là tín hiệu của động lượng âm.
Chỉ báo này thường được sử dụng với chỉ báo tỷ lệ thay đổi, hoặc ROC, chia kết quả động lượng cho một mức giá trước đó. Nhân tổng số này với 100, các nhà giao dịch có thể tìm thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi để vẽ các đỉnh và đáy trong các xu hướng giá. Tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi từ giới hạn thấp hơn từ -100% đến 100% trở lên. Khi động lượng tiếp cận một trong những đỉnh này, có nhiều khả năng xu hướng giá sẽ đảo ngược.
Awesome Oscillator
Chỉ số dao động awesome oscillator có hình dạng đồ thị được thiết kế để đo lường những xu hướng biến động của thị trường. Tức là nó sẽ báo hiệu cho chúng ta biết rằng thị trường đang ở trong trạng thái biến động lớn hay nhỏ đồng thời dự báo được những chiều hướng đang tăng hoặc giảm của hàng hóa hoặc tiền tệ hoặc bất kỳ thông tin nào trong tương lai.
Ưu điểm: Hữu ích trong thời điểm mà thị trường đang có trend tăng hoặc giảm và có thể sử dụng cho tất cả các tài sản khác nhau như tiền, vàng, hàng hóa phái sinh,…. Đồng thời giúp chúng ta đo được đà lên xuống của thị trường sẽ kéo dài trong vòng bao lâu.
Phân tích các giao điểm với đường trung tính ở giữa: Khi AO đi từ âm sang dương qua đường 0 thì nó sẽ xuất hiện xu hướng tăng, tạo cơ hội mua cho chúng ta, ngược lại khi AO đi từ âm sang dương ở dưới đường zero thì đây sẽ là cơ hội để chúng ta bán ra.
Đối với chỉ báo này thì tỷ lệ win có thể chiếm đến hơn 70%. Tuy nhiên thì chúng ta cũng cần chú ý một số tín hiệu nhiễu khiến cho chúng ta bị fail trên thị trường như sau: Chỉ nên giao dịch khi nó đi thuận xu hướng thôi. Tức là trong một trend tăng, vào lệnh khi AO cắt từ đường 0 trở lên và trong một xu hướng giảm, chỉ nên vào lệnh khi AO cắt đường từ 0 trở xuống.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023