Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Mục lục
Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Mô hình cái cốc và tay cầm (Cup and Handle) là mô hình khá lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường forex. Nếu bạn muốn trở thành trader giao dịch theo phong cách price action thì đây chính là mô hình giá mà bạn không nên bỏ qua. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về mô hình cốc tay cầm. Mời các bạn cùng theo dõi!
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm tên tiếng anh là Cup and Handle Pattern được cấu tạo gồm phần thân cong, trông giống dạng chữ U và phần tay cầm có dạng hình chữ V, cao bằng ⅓ phần cốc. Khi giá phá vỡ phần tay cầm sẽ tăng mạnh.
Mô hình chiếc cốc và tay cầm được phát triển bởi William O Neil và được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách “Cách kiếm tiền từ chứng khoán” của ông.
Mô hình cái cốc tay cầm có 2 loại:
- Cốc tay cầm thuận: Cung cấp tín hiệu vào lệnh Buy sau khi break out khỏi tay cầm.
- Cốc tay cầm ngược: Cung cấp tín hiệu vào lệnh Sell sau khi break out khỏi tay cầm.
Phần cốc thường hình thành từ 4 – 6 tuần (phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch của trader) và phần tay cầm tốn ít thời gian hơn, thường chỉ mất từ 1 – 2 tuần là có thể hoàn thành. Đặc biệt tại khu vực đáy của phần tay cầm, nếu khối lượng giao dịch giảm, nguồn cung cạn kiệt thì sẽ hợp nhất với tín hiệu của mô hình cốc tay cầm, xác suất thành công sẽ cao hơn.
Các đặc điểm hình thành mô hình chiếc cốc tay cầm
Các lưu ý quan trọng để tạo nên mô hình cốc tay cầm:
Phần cốc:
- Trước khi hình thành khu vực bên trái cốc, phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Đây là điều kiện rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Mô hình Cốc- Tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%,…).
- Thời gian hình thành từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.
- Tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc (Độ sâu của cốc): Khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc vượt quá 50% thường thất bại.
- Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”.
- Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
Phần tay cầm:
- Có thời gian từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư “non gan” trước một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra.
- Volume trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì càng tốt. Điều này cho thấy không còn ai muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng giao dịch thấp là một chỉ báo tốt.
- Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn không có giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
- Phần tay cầm nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên Moving Average – MA200. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này thì mô hình có khả năng thất bại cao.
- Thông thường tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm từ 10-15% tính từ đỉnh tay cầm, trừ khi cổ phiếu tạo nên một cái cốc rất lớn.
- Điểm break out khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng 40%-50% so với mức trung bình các phiên trước đó.
Mô hình cốc tay cầm được hình thành gồm mấy giai đoạn?
Cha đẻ của mô hình cup and handle đã phân chia sự hình thành của mô hình cốc tay cầm dựa vào 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1
Thời gian giai đoạn này diễn ra là trong khoảng 3 tháng. Đây là lúc hình thành mô hình cốc tay cầm.
Lưu ý: Ở bài viết này chỉ nhắc chi tiết về mô hình cup & handle thuận chứ không nói rõ về cấu tạo của chúng.
Như vậy, có thể kết luận rằng khi mô hình cup and handle được hình thành thì ở giai đoạn đầu tiên giá sẽ tăng.
Giai đoạn 2
Sau khi mô hình cup and handle đã hình thành thì chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này, giá sẽ bắt đầu có xu hướng chỉnh và giảm. Chính điều này đã tạo nên phần đáy cốc.
Phần đáy cốc sẽ được chia làm 2 bên: Bên đầu tiên sẽ là bên phần tay trái. Khi đó, giá đã được tăng trong khoảng thời gian rất dài và các nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời.
Đây cũng là một điều dễ hiểu thôi vì khi đã tăng giá 1 thời gian dài thì trader sẽ muốn hiện thực hóa lợi nhuận của mình.
Chính vì trader nào cũng có tâm lý chốt lời vì vậy mà lực bán mạnh và khiến giá giảm so với trước đó. Vì vậy, giá sẽ giảm dần và hình thành phần còn lại của chiếc cốc.
Giai đoạn 3
Nhưng khi hình thành xong 1 phần đó thì có không ít nhà đầu tư có tâm lí lạc quan vào thị trường và sẽ mua vào. Họ tin rằng mình đã bắt được đúng đáy của thị trường. Chính vì thế mà làm cho giá tăng lên và tạo nốt phần còn lại của mô hình cup and handle.
Vì có nhiều trader có tâm lí như thế nên giá sẽ được đẩy lên cho đến khi đụng thành miệng cộc. Lúc này, giá sẽ gặp các vùng kháng cự trước đó. Điều này kết hợp với việc các nhà đầu tư đã mua trước đó xả hàng sẽ khiến cho phần cốc được hình thành nhanh chóng.
Giai đoạn 4
Nhưng trong quá trình bán tháo của các nhà đầu tư, giá sẽ không giảm mạnh mà chỉ giảm ngắn và hình thành nên tay cầm.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư lạc quan về thị trường và tin rằng giá sẽ phá vỡ. Và đôi khi điều này xảy ra và mô hình cup and handle không còn đúng.
Tâm lý khi giao dịch mô hình Cup and Handle
Phần chữ ‘U’ của cốc là nơi giá giảm chính điều này thường dễ làm các nhà đầu tư bị nản chí. Điều này dễ nhận thấy khi khối lượng giao dịch ở phần bên trái của cốc bị suy giảm. Khi giá đạt tới một mức mà các tổ chức cũng như những nhà giao dịch lớn nhìn thấy được giá trị thì lúc này họ sẽ bắt đầu tích lũy cổ phiếu điều này được thể hiện rõ nhất khi có một sự gia tăng về khối lượng giao dịch.
Tuy nhiên khi mà mức giá chạm tới phía bên trái của cốc thì lúc đó giá ở đó sẽ đóng vai trò là một đường kháng cự và đây là thời điểm các người chơi tiến hành chốt lời. Việc các nhà đầu tư đồng loạt chốt lời sẽ tạo ra phần tay cầm của cốc. Và lúc này các nhà giao dịch lại tiếp tục mua thêm một lần nữa và lúc này giá lại một lần nữa quay trở lại đạt đến mức kháng cự
Khi giá mà vượt qua đường kháng cự thì thời gian tích lũy giá kéo dài nhiều tháng xem như đã kết thúc và giá tiếp tục tăng. Sự phá vỡ này đồng thời thu hút được sự chú ý của những trader theo hướng mạnh và chính những người này sẽ giúp tăng khối lượng giao dịch và sẽ tạo sức mạnh hơn nữa cho sự phá vỡ.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023