Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch ra sao?
Mục lục
Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch ra sao?
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác (Triangle) là mô hình giá trong forex xuất hiện sau xu hướng tăng hoặc giảm, báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình tam giác theo một hướng cụ thể.
Mô hình tam giác được hình thành từ 2 đường xu hướng, một trong 2 đường này bắt buộc phải dốc xuống hoặc hướng lên, còn đường kia sẽ đi theo hướng ngược lại hoặc đi ngang. Hai đường này sẽ hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình. Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh, đóng vai trò là một đường kháng cự còn đường phía dưới đi qua các đáy chính là đường hỗ trợ.
Trong thị trường forex, mô hình tam giác thường xuất hiện trong giai đoạn sideway, tức là khi thị trường đang đi ngang. Cụ thể, sau những đợt tăng giá hoặc giảm giá, thị trường sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh, lúc này khi biên độ di chuyển của giá ngày càng hẹp dần sẽ là tín hiệu cho thấy mô hình tam giác đang được hình thành.
Các loại mô hình tam giác
Mô hình tam giác có rất nhiều biến thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình tam giác cân, tam giác tăng và giảm. Mỗi mẫu hình sẽ có đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch khác nhau.
Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân được tạo thành từ một đường trendline giảm (dốc xuống) và một đường trendline tăng (dốc lên). 2 đường trendline có độ nghiêng tương đối bằng nhau, hội tụ tại một điểm chính giữa nằm bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch giảm từ trái qua phải.
Mô hình tam giác cân có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, cung cấp tín hiệu trung lập. Mô hình này cho thấy hai phe mua và bán đều đang có tâm lý chờ đợi động thái tiếp theo của thị trường. Vì vậy, trader cần chờ tín hiệu xác nhận phá vỡ cạnh của tam giác. Sau khi breakout giá sẽ di chuyển theo hướng bứt phá.
Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm được tạo bởi 1 đường trendline giảm (dốc xuống) và một đường hỗ trợ nằm ngang. Hai đường này cũng hội tụ tại một điểm bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch lớn dần.
Mô hình tam giác giảm báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giảm nên thường xuất hiện trong một xu hướng giảm vẫn đang mạnh. Sự xuất hiện của mô hình cho thấy phe bán vẫn đang mạnh, phe mua đang yếu thế khi không thành công kéo giá vượt qua được vùng hỗ trợ.
Khi hai cạnh của tam giác tiến tới hội tụ, trader chờ tín hiệu breakout xuống dưới. Sau điểm breakout giá sẽ giảm mạnh nên trader có thể đón đầu với lệnh Sell.
Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng gồm 1 đường trendline tăng (dốc lên) và một đường kháng cự nằm ngang phía trên. Hai đường này hướng đến giao nhau tại một điểm phía bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch lớn dần từ trái qua phải.
Mô hình tam giác tăng báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng tăng, thường xuất hiện ở xu hướng tăng giá còn mạnh. Mô hình này có đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy phe mua chiếm ưu thế, phe bán bị yếu thế khi không thể kéo giá bứt phá khỏi vùng kháng cự.
Khi mô hình tam giác tăng hoàn thành, giá breakout khỏi kháng cự sẽ tăng mạnh. Trader có thể vào lệnh Buy để đón đầu.
Cách giao dịch, vào lệnh với mô hình tam giác
Mỗi biến thể của mô hình tam giác sẽ cung cấp tín hiệu khác nhau khi giao dịch. Vì vậy, trader nên nhận diện và phân loại sớm để xây dựng chiến lược phù hợp. Bạn có thể tham khảo cách giao dịch, vào lệnh đối với từng loại mô hình tam giác mà VnRebates tổng hợp dưới đây:
Bước 1: Xác định xu hướng
Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng hay giảm đều hình thành sau một xu hướng rõ ràng. Vì vậy, trader cần phần tích đa khung thời gian và sử dụng thêm các công cụ để xác định xu hướng.
Bước 2: Nhận diện mẫu hình tam giác
Sau khi xác định được xu hướng, bạn nên sử dụng các công cụ vẽ để vẽ mô hình tam giác. Ngoài ra, bạn có thể nối các đỉnh và đáy của mô hình lại với nhau để tạo thành đường kháng cự và đường hỗ trợ.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng:
Mỗi đường phải đi qua ít nhất 2 đáy, 2 đỉnh
Ở giữa đường giá và đường trendline không được quá nhiều khoảng trống.
Bước 3: Tìm điểm vào lệnh
Điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời sẽ căn cứ vào các loại mô hình tam giác. Cụ thể như sau:
Cách vào lệnh với mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng sẽ cung cấp tín hiệu về xu hướng tăng. Điều trader cần làm là kiên nhẫn chờ đợi, đến khi giá breakout ra khỏi vùng kháng cự phía trên để vào lệnh Buy. Cách vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Ngay tại mức giá đóng cửa của cây nến xanh khi breakout khỏi vùng kháng cự. Để an toàn hơn, trader có thể chờ đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ.
- Cắt lỗ (Stop loss): Dưới đáy gần nhất của mô hình
- Chốt lời (Take Profit): Nằm cách điểm vào lệnh 1 khoảng bằng với chiều cao của tam giác.
- Cách vào lệnh với mô hình tam giác tăng
- Cách vào lệnh với mô hình tam giác tăng (Nguồn: VnRebates)
Cách vào lệnh với mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm cung cấp tín hiệu về xu hướng giảm. Trader nên tiến hành giao dịch khi giá breakout khỏi mô hình. Cách vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Ngay tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ khi breakout khỏi vùng hỗ trợ. Để tránh được phá vỡ giả, trader có thể chờ đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ để vào lệnh.
- Điểm cắt lỗ: Phía trên đỉnh gần nhất của mô hình
- Điểm chốt lời: Nằm cách điểm vào lệnh 1 khoảng bằng với chiều cao của tam giác.
- Cách vào lệnh với mô hình tam giác giảm
- Cách vào lệnh với mô hình tam giác giảm (Nguồn: VnRebates)
Cách vào lệnh với mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân cho thấy xu hướng hiện tại đang tạm dừng. Trader nên kiên nhẫn chờ đợi breakout, nếu giá phá vỡ cạnh trên thì thực hiện lệnh Buy. Ngược lại, nếu giá phá vỡ cạnh dưới thì thực hiện lệnh Sell.
Cách vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Thực hiện lệnh Buy tại mức giá đóng cửa của nến xanh khi breakout khỏi đường trendline giảm. Thực hiện lệnh Sell tại mức giá đóng cửa của nến đỏ khi breakout khỏi đường trendline tăng.
- Cắt lỗ, chốt lời: Thực hiện tương tự như mô hình tam giác giảm và tăng.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023