Nonfarm là gì? Bản tin Non Farm là gì?
Mục lục
Nonfarm là gì? Bản tin Non Farm là gì?
Nonfarm thường được công bố vào mỗi tối thứ 6 đầu tiên của tháng và gây ảnh hưởng rất lớn đến sàn giao dịch và chiến lược của các trader. Vậy tin non farm là gì? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về thuật ngữ này: thời gian, cách đọc, cách giao dịch,… trong bài viết dưới đây.
Non Farm là gì?
Bản tin Non Farm (Non-Farm Payrolls (NFP) hay Bảng lương phi nông nghiệp) là bản báo cáo sự thay đổi về lực lượng lao động hay số lượng việc làm trong tháng trước được thực hiện bởi Cục Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics – BLS) của Hoa Kỳ.
Cụ thể, bản tin Non Farm đo lường số lượng người lao động trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ ở cả khu vực tư nhân và thuộc Chính phủ. Báo cáo Non Farm không tính đến:
- Lao động trong ngành nông nghiệp;
- Một số nhân viên Chính phủ;
- Hộ gia đình tư nhân
- Chủ sở hữu và nhân viên thuộc các tổ chức phi lợi nhuận.
Theo dữ liệu của BLS, lực lượng lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 80% các lĩnh vực kinh doanh đóng góp vào GDP nước này, tức là đại diện cho phần lớn lực lượng lao động Mỹ.
Bản tin này được Cục Thống kê Lao động Mỹ phát hành hàng tháng dưới dạng báo cáo có tên “Employment Situation – Tình trạng việc làm”.
Tại sao NFP – Nonfarm Payrolls quan trọng?
Ngoài việc công bố số lượng có việc làm, bảng lương phi nông nghiệp Mỹ còn đưa ra số liệu tỷ lệ thất nghiệp. Nên Nonfarm cung cấp 1 cái nhìn sâu sắc, đánh giá số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dữ liệu sản xuất trong tương lai. Vì thế, Non Farm được xem là một trong những thước đo mạnh mẽ nhất về sức khỏe kinh tế Hoa Kỳ. Khi càng nhiều người có việc thì sản lượng kinh tế trở nên tốt hơn, khiến quốc gia đó phát triển hơn.
Ví dụ nếu số liệu bảng lương phi nông nghiệp liên tục giảm cho thấy 1 sự yếu kém, đồng thời có khả năng dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngược lại, nếu dữ liệu được công bố cho thấy tỷ lệ lao động tăng trưởng liên tục, cho thấy đây có thể là một nền kinh tế khoẻ mạnh, phát triển và khả năng xảy ra suy thoái là rất thấp.
Từ điểm này cho thấy nếu dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp Non Farm tốt như tỷ lệ việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng thu nhập bình quân tăng, sẽ khiến đồng USD tăng giá, thể hiện sự lạc quan của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
Do USD hiện là đồng tiền giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối, nên các cặp ngoại tệ liên quan đến USD đặc biệt là EUR/USD, GBP/USD hay USD/CHF và kim loại quý như vàng hoặc bạc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ vào thời điểm bảng lương phi nông nghiệp được công bố. Đặc biệt, khi số liệu thực tế khác xa với dự báo thị trường có thể khiến GBPUSD chạy 50-60 pip chỉ trong vòng 1 vài phút!
Những chỉ số được công bố trong bản tin Non Farm
Báo cáo Bảng lương Phi Nông nghiệp là báo cáo hàng tháng do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ công bố, cung cấp dữ liệu về tình trạng hiện tại của thị trường lao động Hoa Kỳ. Báo cáo Non Farm, bao gồm một số thông tin chính, bao gồm:
- Tổng số việc làm được tạo thêm hoặc bị mất: Chỉ số này đề cập đến sự thay đổi ròng về việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp so với tháng trước. Nó không bao gồm các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ gia đình tư nhân và phi lợi nhuận.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Đây là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động thất nghiệp nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Thu nhập trung bình mỗi giờ: Đây là mức lương trung bình mỗi giờ cho tất cả nhân viên trong bảng lương phi nông nghiệp tư nhân. Đây là một chỉ số quan trọng về tăng trưởng tiền lương và có thể tác động đến lạm phát và chi tiêu của người tiêu dùng.
- Sửa đổi dữ liệu của các tháng trước: Báo cáo Bảng lương Phi nông nghiệp bao gồm các sửa đổi đối với dữ liệu việc làm của hai tháng trước. Những sửa đổi này có thể tác động đến cách diễn giải dữ liệu và có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về các xu hướng dài hạn trên thị trường lao động.
Ngoài các điểm dữ liệu chính này, Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cũng bao gồm thông tin về xu hướng việc làm trong các ngành và nhóm nhân khẩu học cụ thể, chẳng hạn như tuổi, giới tính và chủng tộc. Thông tin này có thể hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và nhà đầu tư đang tìm hiểu xem các nhóm khác nhau đang phát triển như thế nào trên thị trường lao động.
Thành phần bản tin Nonfarm và cách đọc
Một bản tin đầy đủ sẽ bao gồm 3 thành phần chính với 3 chỉ tiêu thuộc về 3 mốc thời gian khác nhau: dữ liệu quá khứ, dữ liệu dự đoán và dữ liệu thực tế. Các thành phần chính của một bản tin Nonfarm bao gồm:
Non-farm Employment Change – Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phi nông nghiệp
Tỷ lệ này bao gồm những người dân Hoa Kỳ trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Khi tỷ lệ này có xu hướng gia tăng nghĩa là nền kinh tế đang phát triển theo hướng có lợi. Đồng USD sẽ nhận được những tác động tích cực nếu dữ liệu thực tế lớn hơn dữ liệu quá khứ cùng dữ liệu dự đoán và ngược lại.
Chú ý: Tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng song song với tỷ lệ tham gia vào lao động nhưng đây không phải một dấu hiệu xấu bởi tử số tăng lên sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp tăng trong khi số lượng có việc làm vẫn không thay đổi. Tín hiệu xấu chỉ xuất hiện khi lực lượng lao động giảm đồng thời tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng và khi đó đồng USD sẽ có dấu hiệu giảm mạnh.
Unemployment Rate – Tỷ lệ thất nghiệp
Đây là tỷ lệ phản ánh sự xấu đi của tình hình kinh tế. Khi tỷ lệ này cùng với số người thất nghiệp tăng liên tục trong 3 tháng trở lên thì đồng USD sẽ suy yếu nghiêm trọng và ảnh hưởng cực xấu đến nền kinh tế.
Average Hourly Earnings – Thu nhập bình quân tính theo giờ
Đây là một dữ liệu quan trọng trong mỗi báo cáo Nonfarm.
Trước hết, nó phản ánh sự tăng giảm của thu nhập người dân. Nếu thu nhập tăng tức là khả năng chi tiêu cũng tăng lên, từ đó góp phần làm cho giá trị USD tăng mạnh và làm tăng trưởng GDP toàn quốc.
Tuy nhiên khi đó, lạm phát cũng có nguy cơ tăng cao và tác động đến những cân nhắc tăng lãi suất của FED. Những quyết định của FED sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồng USD trên thị trường.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023