Tài sản tài chính là gì ? Có những loại tài sản tài chính nào?
Mục lục
Tài sản tài chính là gì ? Có những loại tài sản tài chính nào?
Tài sản tài chính là tài sản có tính thanh khoản mà giá trị của nó đến từ quyền ghi trên hợp đồng hoặc quyền sở hữu một thứ gì đó. Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETFs và tiền gửi ngân hàng chính là những ví dụ về tài sản tài chính. Vậy, tài sản tài chính được phân loại như thế nào?
Tài sản tài chính là gì?
Tài sản tài chính là một loại tài sản hữu hình hay không nhất thiết phải có hình dạng rõ ràng, không dựa vào nội dung vật chất mà dựa vào các quan hệ trên thị trường, gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ…
Thông thường, người chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là nhà phát hành (thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.
Phân loại tài sản tài chính
Theo định nghĩa được trích dẫn từ “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)”, tài sản tài chính bao gồm 2 loại là công cụ nợ và công cụ vốn.
- Công cụ nợ: là loại tài sản tài chính mà người sở hữu nó sẽ nhận các loại dòng tiền được ấn định trước trong tương lai. Ví dụ như tín phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm, trái phiếu chính phủ…
- Công cụ vốn: là loại tài sản tài chính mà người sở hữu sẽ nhận được các khoản lợi nhuận phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của nhà phát hành hoặc sẽ phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động mua bán, đầu tư, các tài sản đó của nhà đầu tư trên thị trường. Ví dụ như: chứng khoán phái sinh, cổ phiếu thường…
Một số tài sản tài chính phổ biến
- Cổ phiếu: là chứng chỉ do các công ty cổ phần phát hành. Những nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty. Khi các công ty có lợi nhuận thì các nhà đầu tư cũng có lợi nhuận và ngược lợi các công ty bị thua lỗ thì nhà đầu tư cũng phải chịu thua lỗ. Khác với trái phiếu, cổ phiếu không có ngày đáo hạn và các nhà đầu tư được quyền mua bán với nhau trên thị trường tài chính.
- Trái phiếu: là một chứng chỉ nợ được Chính phủ, doanh nghiệp hoặc các cơ quan chính quyền địa phương phát hành. Trái phiếu có thời gian đáo hạn cụ thể, những người nắm giữ sẽ nhận được cổ tức trả theo từng kỳ và khi đáo hạn sẽ nhận lại được một khoản tiền bằng với mệnh giá. Trái phiếu chính phủ là một loại tài sản tài chính khá là an toàn không có rủi ro, trừ khi Chính phủ hay nhà nước gặp khủng hoảng hoặc sụp đổ.
- Tiền tệ: là loại tài sản tài chính đặc thù trên thị trường ngoại hối. Nhiều nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào sự biến động giá cả liên tục trên thị trường. Với những ưu điểm nổi bật như thời gian giao dịch 24/24, khối lượng giao dịch lớn và sự đa dạng của các loại tiền tệ đã khiến thị trường này ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
- Chứng chỉ tiền gửi CD: đây là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi ngân hàng với mục đích huy động vốn từ các tổ chức hoặc các cá nhân khác. Lãi suất của các chứng chỉ tiền gửi CD thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, loại tài sản tài chính này có tính thanh khoản khá thấp.
- Công cụ phái sinh: là những tài sản tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc phần lớn vào giá trị của các tài sản cơ sở. Các công cụ phái sinh này giúp cho các nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động giá của tài sản cơ sở.
Tất cả các tài sản tài chính được nêu cụ thể ở trên đều là tài sản lưu động vì chúng có thể được chuyển đổi thành giá trị tương đương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, hoặc giữa các bên. Vì thế không nhất thiết phải có giá trị vật chất như đất đai, tài sản, hàng hóa,...
Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào tài sản tài chính
Ưu điểm
- Đa số các tài sản tài chính đều có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt.
- Các tài sản tài chính được đầu tư và mua bán hợp lý sẽ đem về lợi nhuận rất lớn.
Nhược điểm
- Giá cả các tài sản tài chính trên thị trường luôn luôn biến động, nếu không quản lý tốt hoạt động đầu tư sẽ rất dễ dẫn đến thua lỗ.
- Rủi ro tỷ giá: rủi ro này xảy ra với các tài sản tài chính được định giá bằng các loại ngoại tệ. Tỷ giá thay đổi theo hướng bất lợi sẽ làm mất giá các tài sản tài chính.
- Rủi ro lãi suất: sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tạo ra các rủi ro lãi suất cho tài sản tài chính. Ví dụ: một nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu, khi lãi suất thị trường tăng, các nhà đầu tư khác thay vì đi mua trái phiếu thì họ lại chọn cách gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất tiền gửi cao hơn so với lợi tức thu được từ trái phiếu. Điều này làm cho cầu trái phiếu giảm, giá trái phiếu giảm. Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu sẽ gặp phải rủi ro khi họ muốn bán lại số trái phiếu này cho người khác, lúc này giá bán ra sẽ thấp hơn so với lúc mua vào.
- Một số tài sản tài chính có tính thanh khoản kém do không được mua bán nhiều trên thị trường, nếu sở hữu các tài sản này sẽ khó chuyển đổi sang tiền mặt khi cần, ví dụ như cổ phiếu của một công ty ít được quan tâm trên thị trường.
- Tài sản tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có:
- Rủi ro tín dụng: rủi ro này xảy ra khi nhà phát mất khả năng thanh toán cho nhà đầu tư do làm ăn thua lỗ, phá sản…
Đặc điểm của tài sản tài chính
Tính thanh khoản
Tinh thanh khoản của một tài sản tài chính là sự dễ dàng trong quá trình chuyển tài sản đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn. Có 2 điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi tài sản tài chính:
- Việc chuyển đổi phải nhanh chóng.
Phí tổn chuyển đổi phải thấp.
Như vậy, tài sản tài chính nào đòi hỏi nhiều thời gian và phí tổn để có thể chuyển đổi thành tiền tệ cao, có nghĩa là tài sản tài chính đó mang tính thanh khoản thấp.
Nó tùy thuộc vào 2 yếu tố:
- Thời gian từ lúc bán các tài sản tài chính để lấy lại tiền lâu hay mau
- Tùy theo chi phí giao dịch gồm tiền phí tổn trả cho các trung gian và sai biệt giá mua vào và giá bán ra.
Tính rủi ro
- Là những đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với các nhà đầu tư vào tài sản tài chính.
- Rủi ro có thể gồm nhiều loại:
Rủi ro thanh toán xuất phát từ sự phá sản của các chủ thể phát hành các tài sản tài chính. Như vậy, các trái phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng thường ít rủi ro không thanh toán hơn so với trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty.
Rủi ro thị trường liên quan đến sự tăng giảm giá trị thị trường của các tài sản tài chính. Giá của các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường có thể lên xuống vì những thay đổi trong các dự đoán về lạm phát, về tình hình kinh doanh và những yếu tố khác.
Rủi ro lạm phát hay rủi ro về sức mua, xuất hiện trong giá trị của dòng tiền của các tài sản tài chính do lạm phát khi đo lường giá sức mua.
Tính sinh lợi
Là khả năng có thu nhập từ các tài sản tài chính mang lại cho nhà đầu tư.
Khi kinh doanh vàng bạc, bất động sản, nhà đầu tư chỉ trông đợi giá cả tăng lên để thu lợi nhuận. Trái lại, đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư không những được lợi khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mệnh giá mà họ còn được chia cổ tức, hưởng lợi do giá trị cổ phiếu tăng khi tích lũy nội bộ của công ty tăng.
Tính thanh khoản và tính rủi ro có quan hệ ngược chiều nhau. Một tài sản tài chính càng có nhiều rủi ro càng ít tính thanh khoản và do đói mức lãi trả cho chứng khoán đó sẽ cao.
Tin tức khác
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023