Tổng hợp các lệnh trong Forex đáng chú ý
Mục lục
Tổng hợp các lệnh trong Forex đáng chú ý
Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường ngoại hối, bạn nhất định phải nắm hết các lệnh trong forex. Mỗi loại lệnh đều có những đặc điểm riêng và được áp dụng trong từng trường hợp khác nhau nhằm giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Lệnh giao dịch trong forex là gì?
Về cơ bản, tất cả những loại lệnh này được sinh ra là để phục vụ cho mục đích giao dịch của trader trong các hoàn cảnh khác nhau: khi bạn muốn chờ 1 điểm entry đẹp mới mua vào, hay khi bạn đang bận rộn với các công việc khác vẫn muốn khi giá tới các mức đó, có thể thực hiện 1 lệnh giao dịch, hoặc bạn muốn vào lệnh ngay vì không muốn bỏ lỡ cơ hội…
Chính vì xuất phát điểm là tạo ra các lệnh phục vụ cho trader, nên trong giao dịch forex có hai loại lệnh chính gồm: lệnh thị trường, lệnh chờ, lệnh dừng lỗ -chốt lời và trailing stop.
Các lệnh trong forex phổ biến nhất
Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh thị trường (market order) là loại lệnh mà các trader có thể mua và bán cặp tiền tệ theo mức giá hiện tại, đây được cho là mức giá tốt nhất theo đánh giá của các trader. Khi sử dụng market order, giao dịch sẽ được thực thi ngay tại thời điểm đặt lệnh.
Ví dụ: Cặp tiền USD/CAD với tỷ giá hiện tại là 1.2497/1.2498. Tương ứng với giá Bid là 1.2497 và giá Ask là 1.2498. Nếu vào lệnh mua thì bạn sẽ được khớp mức giá Ask là 1.2498. Tương tự nếu vào lệnh bán bạn sẽ được khớp tại mức giá Bid là 1.2497.
Lệnh Chờ Sell Limit và Buy Limit
Buy Limit và Sell Limit là hai lệnh thuộc loại lệnh chờ Limit (Limit order).
Sell Limit: là lệnh chờ mà nhà giao dịch đặt giá bán cao hơn giá thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Họ tin rằng giá thị trường sẽ đi xuống nên họ đã đặt lệnh trước và đợi tới khi lệnh khớp và nếu dự đoán của nhà giao dịch là chính xác, bạn có thể kiếm lời nhờ đặt lệnh Sell Limit.
Buy Limit: Không giống như những người mới chơi, các trader chuyên nghiệp thường chỉ muốn mua và bán ở mức giá họ muốn. Đây chính là lý do lệnh Buy Limit được áp dụng. Lệnh chờ Buy Limit giúp các nhà giao dịch có thể mua với giá thấp hơn giá thị trường. Khi giá của thị trường giảm xuống tới mức điểm mà các trader đặt lệnh, ngay lúc đó vị thế mua sẽ tự động mở ra.
Cặp tiền tệ EUR/USD hiện đang giao dịch ở mức 1.1234. Bạn dự đoán giá đạt tới mức 1.2200 mới là điểm an toàn để bán.
Có 02 lựa chọn:
Lựa chọn 01: Quan sát biểu đồ cho tới khi giá EUR/USD đạt mức 1.2200 rồi vào lệnh Bán (Sell)
Lựa chọn 02: Đặt một lệnh Sell Limit, khi giá EUR/USD đạt đúng tới 1.2200 hoặc cao hơn hệ thống giao dịch sẽ tự động khớp lệnh cho bạn. Sau đó đi ra ngoài cà phê hoặc tán dóc vô tư.
Cặp tiền tệ EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.1770. Bạn đưa ra dự báo là chỉ khi giá trên thị trường đạt tới mức 1.1720 là điểm mua an toàn và chỉ khi đó giá mới đảo chiều tạo trend tăng. Đồng EUR sẽ mạnh lên so với đồng USD.
Cũng có 02 lựa chọn cho bạn:
Lựa chọn 01: Quan sát biểu đồ giá cho đến khi tỷ giá EUR / USD chạm mức 1.1720 thì đặt lệnh Buy (đây là lệnh thị trường thực thi ngay lập tức) nhưng đồng nghĩa bạn sẽ mất thời gian chờ đợi.
Phương án 02: Đặt lệnh Buy Limit khi giá thị trường của EUR/USD chạm mức 1.1720. Sau đó đi ra ngoài cà phê chém gió.
Lệnh Buy Stop và Sell Stop (lệnh dừng)
Trái ngược với hình thức “mua thấp, bán cao” của lệnh Limit ở trên, lệnh Buy Stop và Sell Stop mang ý nghĩa “mua cao, bán thấp”. Đây được đánh giá là loại lệnh theo đà thị trường và sẽ kích hoạt lệnh Limit sau khi giá Stop được đáp ứng. Lệnh Stop giúp trader tránh được rủi ro khi không khớp hoặc khớp một phần. Tuy nhiên, bạn có thể bị rủi ro nếu bị khớp với giá xấu hơn nhiều so với kỳ vọng.
- Lệnh Buy Stop
Buy Stop là lệnh chờ mua ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Bạn đặt lệnh này vì muốn chắc chắn rằng thị trường có thực sự tăng giá hay không mới quyết định mua. Khi giá chạm đến mức giá bạn đặt, lệnh Buy Stop sẽ trở thành lệnh thị trường và sẽ được thực hiện tại mức giá sẵn có tiếp theo.
- Sell Stop
Sell Stop là lệnh chờ bán khi giá được khớp thấp hơn mức giá hiện tại. Lệnh Sell Stop được sử dụng khi các trader chưa chắc chắn là giá sẽ đi lên hay đi xuống. Vậy nên họ muốn chờ xem giá có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay không để xác nhận xu hướng tiếp theo rồi mới vào lệnh.
Khi đó, thị trường có khả năng đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng giảm mới và trader có cơ hội nắm lấy xu hướng ngay khi vừa hình thành.
Ngược lại, trong trường hợp giá không giảm theo dự đoán, lệnh không thể khớp thì trader cũng sẽ không chịu bất kỳ rủi ro mất tiền nào.
Các lệnh forex khác
Ngoài những lệnh forex cơ bản trên, bạn nên tìm hiểu thêm một số lệnh forex đặc biệt. Mặc dù ít phổ biến hơn những vẫn hỗ trợ Trader rất nhiều trong giao dịch.
- Good ‘Till Cancel – GTC
Hiểu đơn giản là lệnh tồn tại cho đến khi bị hủy, lệnh này được đặt trên thị trường và nó chỉ được xóa bỏ khi nào bạn muốn hủy. Nếu không, nó vẫn tồn tại vĩnh cửu mà sàn cũng không thể can thiệp.
GTC có thể được đặt trong thời gian dài. Tuy nhiên, có thể bạn quên đi sự tồn tại của lệnh GTC, lệnh sẽ được khớp trong khi kế hoạch đã thay đổi.
- One cancels the order – OCO
Có nghĩa là lệnh này hủy lệnh kia. Khi sử dụng OCO, Trader được phép đặt 2 lệnh chờ song song theo hai hướng đối ngược nhau. Nếu lệnh này khớp thì lệnh kia sẽ tự động hủy và ngược lại. Những Trader giàu kinh nghiệm thường sử dụng lệnh OCO để giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
- Good for the Day – GFD
Được gọi là lệnh tồn tại hết ngày hay chỉ có hiệu lực trong ngày. Qua ngày mới lệnh sẽ bị hủy dù đã khớp lệnh hay chưa. Lệnh này có thể là lệnh mua hoặc bán. Những Trader chỉ muốn giữ lệnh trong ngày cực kỳ phù hợp với lệnh này.
Thị trường ngoại hối hoạt động 24/5, nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật. 5 giờ sáng theo giờ Việt Nam là thời gian kết thúc phiên. Bạn nên chú ý, vì đây là lúc lệnh GFD bị hủy.
- One trigger the other – OTO
OTO hay còn gọi là lệnh kích hoạt lệnh, lệnh có điều kiện. Lệnh này cần có sự kiện diễn ra thì lệnh mới được thực hiện. Trader đặt lệnh chờ mua và bán. Giá của cặp tiền tệ phải khớp lệnh chờ mua hoặc bán thì cắt lỗ, chốt lời mới được khớp.
Tin tức khác
![](public/thumbs/340x210x1/100_1632547855070-gu3fp3boT8.webp)
Thế nào là Panic Sell? Cách hạn chế hiện tượng Panic Sell trên thị trường hiện nay?
31 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_d09ed0b1d0b7d0bed180-d182d0bed180d0b3d0bed0b2d0bed0b9-d181d182d180d0b0d182d0b5d0b3d0b8d0b8-d0a4d0bed180d0b5d0bad181-n7iu3LXBNK.webp)
Những phương pháp giao dịch Forex hiệu quả nhất hiện nay
31 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_54793062-MoBU20etHi.webp)
Thế nào là Tài khoản Demo? Cách tạo tài khoản Demo chi tiết nhất
29 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_cach-tinh-lot-trong-forex-oubSU0U5Vp.webp)
Lot trong Forex là gì? Tính Lot như thế nào là đúng?
29 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_lua-chon-khung-thoi-gian-giao-dich-forex-uOhEU0Qeat.webp)
Tại Việt Nam, khung giờ nào giao dịch Forex hiệu quả nhất
29 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_trendline-la-gi-1gfq65bDqa.webp)
Thế nào là Trendline? Cách vẽ Trendline hiệu quả và chính xác nhất
29 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_ou-are-adorable-1-QMDjIBtDjv.webp)
Tài khoản PAMM là gì? Lựa chọn tài khoản PAMM uy tín và an toàn như thế nào?
29 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_555-4VTWGVGED7.webp)
Mô hình Fakey là gì? Giao dịch với Fakey như thế nào?
30 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_pivot-point-1024x680-FcVf6bbJ6X.webp)
Thế nào là Pivot point? Sử dụng điểm xoay Pivot trong forex như thế nào?
30 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_bollinger-band-la-gi-B5ME2uXfeV.webp)
Bollinger Band là gì? Sử dụng Bollinger Bands như thế nào?
31 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_indicator-la-gi-1677119470-WASgaeuNBS.webp)
Thế nào là Indicator? Các chỉ báo trong giao dịch forex hiệu quả nhất
31 . 03 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_forex-factory-2-DykeL6gHHw.webp)
Forex Factory là gì? Sử dụng Forex Factory thế nào để đạt hiệu quả nhất 2023
01 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_copy-trade-san-exness-1-lb76CINF0Q.webp)
Copy Trade là gì? Hướng dẫn Copy Trade sàn Exness từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_choi-forex-1-UG3FtVLZmj.webp)
Chơi Forex như thế nào? Cách chơi Forex từ A đến Z chi tiết nhất
01 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_mt4-1-GTfc3cPS0J.webp)
MT4 là gì? Cách sử dụng MT4 chi tiết và hiệu quả nhất
01 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_myfxbook-la-gi-cach-su-dung-nen-tang-web-nay-UyumFo9hNH.webp)
Tìm hiểu về Myfxbook. Làm thế nào để đưa tài khoản MT4 lên Myfxbook
01 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_ke-hoach-forex-2-xWhR5nAuYS.webp)
Vì sao bạn cần phải lên một kế hoạch giao dịch
03 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_phan-tich-cb-1-Jmx99tYPx2.webp)
Thế nào là Phân tích cơ bản? Cách phân tích cơ bản trong forex
03 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_mo-hinh-song-2-T8BqFNcfUu.webp)
Mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) là gì?
03 . 04 . 2023
![](public/thumbs/340x210x1/100_rui-ro-1-mM9LsJOdSe.webp)
Những rủi ro nào khi đầu tư Forex bạn nên biết
03 . 04 . 2023